Top Giải Đáp Thắc Mắc Cực Thú Vị Cho Những Câu Hỏi Hay Gặp | App chấm công XWorkBee

Top Giải Đáp Thắc Mắc Cực Thú Vị Cho Những Câu Hỏi Hay Gặp

Mục lục

1. Điều gì làm cho nhịp đập của tim thay đổi?

Mỗi nhịp đập của trái tim con người kéo dài chừng 0,8 giây. Trái tim đập 100 nghìn lần mỗi Giữa hai nhịp đập có thời gian nghỉ bằng nhau. Trong một năm, tim đập 40 triệu lần. Thật ra, nhịp đập trái tim là nhịp co thắt xảy ra trong trái tim để bơm máu tuần hoàn khắp cơ thể. Tốc độ của nhịp đập tùy thuộc vào sự cần thiết máu của cơ thể. Do công việc mà sự thay đổi nhịp tim thường xuyên xảy ra. Sau đây là diễn biến: Khi một cơ bắp bắt đầu hoạt động đâu đó trong cơ thể, nó sản xuất axit cacbonic. Các phân tử axit cacbonic được máu chuyển tải đến tâm nhĩ phải trong vòng 10 giây. Ở đó có những tế bào ứng lại sự hiện diện của phân tử axit cacbonic. Và sự phản ứng ấy điều chỉnh tốc độ nhịp tim gia tăng tương ứng với hàm lượng axit cacbonic trong máu. Nếu cơ hoạt động, hàm lượng axit cacbonic trong máu thấp hơn. sự hoạt động của tim trở nên chậm hơn. Nói chung, sự hoạt động của tim liên hệ đến nhu cầu của cơ thể. Một xung động trí tuệ kích thích thần kinh làm tim đập nhanh, hơn. Khi chúng ta buồn khổ hay sợ sệt, một thần kinh khác bị kích thích làm trái tim đập chậm hơn. Một người bình thường không thể thay đổi nhịp tim đập theo ý mình muốn. Nhưng cũng đã có một số người làm được việc này. Có trường hợp một người đàn ông có khả năng làm cho tim ông ta “lặng y là ông ta đã chết - và rồi ông ta lại cho tim đập trở lại.

2. Tại sao chúng ta bị rám nắng?

Phần lớn chúng ta cũng chưa hiểu được ánh nắng Mặt Trời đã ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào? Ví dụ, ánh sáng Mặt Trời hủy diệt nấm và vi khuẩn ở trên da chúng ta. Tác động của ánh sáng Mặt Trời trên da sản sinh một chất làm cho mạch máu trên da co lại nên làm tăng huyết áp. Tia cực tím từ Mặt Trời sản sinh vitamin D cho Cơ thể. Một trong những tác động mà Mặt Trời để lại trên da chúng ta là: tạo nên một hiện tượng gọi là ửng hồng Có một chất trong da gọi là histidin. Tia cực tím của Mặt Trời chuyển hóa histidin thành một chất làm giãn nở các mạch máu khiến da trở nên hồng. Sao gọi là "rám nắng”? Da có chứa một chất gọi là tyrosin. Tia cực tím tác động vào chất này và biến đổi nó thành một màu nâu gọi là melanin. Chất này nằm vùng trên thượng bì và làm cho da “sậm lại” mà ta gọi là rám nắng. Chất melanin cũng bảo vệ da chống lại những tác động khác của tia nắng. Vì ánh nắng ảnh hưởng nhiều trên da chúng ta nên phải cẩn thận khi tắm nắng. Bạn có biết khi để hai chân sưởi nắng, bạn có thể bị tăng huyết áp và làm sản sinh vitamin D đi thẳng vào xương? Nếu muốn tắm nắng, bạn nên quan tâm thực hiện cho đúng quy tắc vì hầu hết việc sưởi nắng sẽ giúp cho bạn khỏe ra. Ngày thứ nhất nên phơi 1/5 cơ thể trong 5 phút, ngày thứ hai 10 phút và cứ thế mà tiếp tục.

3. Vì sao các bạn nam lại đổi giọng?

Đế xuất phát một từ mà ta gọi là “tiếng nói”, trong cơ thể cần có 3 yếu tố. Thứ nhất là dây thanh âm, để rụng. Thứ hai là không khí, thường dùng để thở, đó là nguồn năng lượng làm cho dây thanh âm rung. Thứ ba là cuống họng, miệng, mũi làm tăng cường và gây ra tiếng vang. Dây thanh âm nằm trong thanh quản, còn gọi là "hộp phát thanh”. Tiếng nói có âm lượng cao độ và chất lượng. Âm lượng liên quan tới sức lực của giọng hơi và loại âm thanh to nhỏ. Dây âm thanh rụng tạo giọng nói. Cao độ liên hệ tới cường độ, chiều dài và bề dày của dây thanh âm. Bây giờ, chúng ta tìm hiểu tiếng nói đã phát ra như thế nào để nhờ đó chúng ta hiểu được cái gì làm cho các bạn nam đổi giọng? Đứa trẻ có cuống họng, đó là hộp phát thanh với những dây thanh âm ngắn. Khi dây thanh âm rung, chúng phát ra những làn sóng ngắn và kết quả là giọng nói có cao độ. Ở tuổi dậy thì, thanh quản bắt đầu phát triển và dây thanh âm dài hơn, làm cho tiếng nói thay đổi và trở nên trầm hơn. Ở các cậu con trai mau lớn, toàn thể bộ phận phát âm trong cổ cũng lớn theo, nên các cậu chưa quen ngay với việc điều tiết, có khi lại thả lỏng việc phát âm. Giai đoạn này có người gọi là “vỡ tiếng”. Chuyện này chỉ xảy ra với con trai, chứ con gái thì không vì dây thanh âm của đàn ông dài hơn của phụ nữ khoảng 50%. Dây thanh âm của con gái không phát triển nhanh và không dài. Trong lúc cao độ chung chung của giọng nói đàn ông tùy thuộc vào chiều dài của dây thanh âm, mỗi giọng nói có một âm độ tùy theo đó ta quyết định giọng nói đó thuộc loại nào, như giọng trầm, giọng nam trung, giọng nam cao, giọng nữ cao,...

4. Tại sao về già chúng ta lùn đi?

Một phần cơ thể chúng ta được giữ thẳng đứng bằng cột sống. Một lý do làm chiều cao cơ thể bị giảm, đặc biệt phụ nữ, là chứng loãng xương, một căn bệnh mà y học có thể ngăn ngừa và chữa trị được. Loãng xương nghĩa là xương trở nên xốp và yếu đi. Do các xương của cột sống bị trọng lượng cơ thể ép lên nên nó ngắn lại - vì thế mà chiều cao của chúng ta giảm đi. Nhưng lý do phổ biến nhất cho sự giảm chiều cao lúc về già không phải là bệnh loãng xương. Các đĩa đệm cột sống nằm giữa các đốt xương sống giống như các miếng cao su. Những cái đĩa này co lại một cách tự nhiên và thay đổi hình dạng khi chúng ta già đi - chủ yếu do mô và nước bị mất. Khi các đĩa này co rút thì các đốt xương sống xích lại gần nhau hơn. Thêm vào đó, cột sống chúng ta không thẳng tắp như một cái que. Thật ra nó là một chàng toàn có - chuỗi các đường cong ở vùng cổ, phần ngực trên và lưng dưới. Những đoạn cong này của cột sống tăng lên khi chúng ta về già, có thể vì các bắp thịt trở nên yếu hơn. Và các cơ xung quanh cột sống trở nên ít linh hoạt grab hơn nên thật khó mà đứng thẳng người.

5. Tại sao chúng ta ngủ?

Chúng ta dành khoảng 1/3 quãng đời để ngủ. Giấc ngủ rất quan trọng với sức khoẻ con người - không ai có thể trải qua vài ngày mà không ngủ. Và đó có lẽ là hành động khó hiểu nhất trong số các hoạt động của chúng ta. Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng phần lớn nhu cầu ngủ của chúng ta vẫn là một bí ẩn. Ngủ giúp cơ thể bảo dưỡng, từ việc sản xuất các hoá chất để sử dụng trong lúc thức tới việc tổ chức lại các neuron thần kinh trong bộ não. Giấc ngủ REM (rapid eye movement - cử động mắt nhanh) với mật độ hoạt động cao xảy ra nhiều hơn trong giai đoạn bộ não phát triển. Một vài giả thuyết đã chỉ ra rằng giấc ngủ là một trạng thái quan trọng cho khả năng học hỏi và ghi nhớ. Ngủ giúp đưa các ký ức rời rạc vào kho lưu trữ dài hạn, và cũng có thể chỉ đơn giản là mang tới một khoảng thời gian nghỉ ngơi cho các hoạt động ban ngày.

Chuyên mục: Tin khác