Bỏ Túi Đáp Án Cho Những Câu Hỏi Thường Gặp Nhưng Ít Người Biết Trả Lời | App chấm công XWorkBee

Bỏ Túi Đáp Án Cho Những Câu Hỏi Thường Gặp Nhưng Ít Người Biết Trả Lời

Mục lục

1. Tại sao xi đánh giày làm cho giày trông có vẻ sáng bóng?

Các vật thể được cho là sáng bóng nếu chúng có khả hăng phản xạ ánh sáng lại theo những đường song song.

Một bề mặt trơn và phẳng giống như tấm gương làm điều đó rất tốt trong khi các bề mặt thô nhám khiến ánh sáng đập vào nó phản xạ lại theo nhiều góc chứ không theo những đường song song. Sáp ở trong xi đánh giày sẽ trám vào những chỗ lồi lõm trên giày do trầy xước, cho phép ánh sáng phản xạ lại theo những đường có trật tự hơn, do vậy trông có vẻ sáng bóng lên.

2. Các vi mạch điện tử có thể bị mòn hết khi dùng quá lâu không?

Mặc dù các mạch vi xử lý có vẻ như là một khối không có các bộ phận chuyển động, nhưng chúng phải ngăn chặn các electron xung quanh sinh ra nhiệt có thể gây ra các trục trặc. Do đó, có một tổn hại gây ra bởi dòng điện tĩnh, các bức xạ tự nhiên và sự hình thành oxit bên trong cấu trúc có dạng xốp của nó. Kết quả là các vi mạch xử lý trong các máy tính gia đình có tuổi thọ trong khoảng 10 đến 15 năm.

Đa số chúng ta đánh giá tuổi thọ của máy không chính xác, bởi vì chúng ta thường bị buộc phải nâng cấp máy tính để đối phó với những phần mềm dung lượng lớn mới nhất rất lâu trước khi máy tính thật sự hư.

3. Tại sao lau sạch nước bằng giẻ ướt dễ hơn là bằng giẻ khô?

Để lau cho sạch sẽ một chỗ bị ướt chúng ta cần một lực nâng đủ mạnh để kháng lại lực hút Trái Đất và nâng nước lên khỏi mặt sàn. Với một giẻ lau khô, lực nâng đến từ lực hút phân tử giữa các ngóc ngách và các vết nứt của giẻ lau với các phân tử nước (thường được gọi là hiện tượng mao dẫn) giúp kéo nước lên trên tấm giẻ. Với một tấm giẻ ướt, các phân tử nước có trên giả có thể sử dụng lực liên kết phân tử khá mạnh của chúng để liên kết với nước còn trên sàn nhà, kéo chúng lên sẽ hiệu quả hơn nhiều.

4. Cách nhanh nhất để tìm một ai đó bị lạc là gì?

Phương pháp hiển nhiên là sắp đặt trước: Nếu bị lạc, người đó sẽ ngay lập tức đi đến một điểm hẹn đã được sắp xếp trước để tìm cách thông báo. Tuy nhiên, cẩn thận vẫn không thừa, bạn cũng nên có sẵn một kế hoạch B dự phòng. Có một phương pháp do giáo sư Lyn Thomas của Đại học Southampton đưa ra vào Thế chiến thứ hai về việc săn đuổi dưới biển. Phương pháp dựa trên thực tế thời gian tìm kiếm càng lâu, thì cơ hội thành công càng lớn. Để việc tìm kiếm có hiệu quả nhất, lúc bắt đầu tìm kiếm, bạn nên quy định một thời gian cụ thể, ví dụ là 15 phút, để bắt đầu tìm quanh điểm hẹn đã ngầm quy định trước. Nếu việc tìm kiếm trong thời gian này không thành công, thì bạn sẽ bắt đầu một cuộc tìm kiếm mới nhưng với khoảng thời gian ngắn hơn, ví dụ là 12 phút nhưng lần này đã có kinh nghiệm từ lần tìm trước. Và cứ tiếp tục như thế. Như vậy, bạn sẽ tận dụng thời gian tìm kiếm cho phép tốt nhất, đặc biệt nếu như điểm hẹn được chọn tốt, Thế nhưng ai mà biết được mình sẽ bị lạc mà hẹn trước chỗ để tìm nhau? Thật ra chỗ hẹn này là chỗ cả người lạc và người tìm đều ngầm hiểu là sẽ dễ tìm thấy nhau nhất, ví dụ như chỗ để xe, chỗ thông báo tìm người lạc (nếu trong khu vui chơi hay siêu thị), hay cổng ra vào (trong hội chợ)...

5. Người ta làm cách nào để dán lớp chống dính lên các vật dụng nhà bếp?

Được phát hiện ra vào năm 1938 bởi nhà hóa học người Mỹ là tiến sĩ Roy Plunkett của công ty DuPont, polytetrafluorethylene (PTFE) - tên thương mại là Teflon, nổi tiếng nhờ vào khả năng chống dính. Teflon cũng một chất rất bền và trợ, chịu được axit, kiềm, nhiệt và các dung môi. Tất cả những khả năng của nó đều rất tuyệt vời cho đến khi người ta tiến đến sử dụng nó thật sự như một vỏ bọc. Khi các đặc tính hóa học trợ của nó biến thành một trở ngại, làm sao có thể dán nó dính vào bề mặt kim loại?

Cách làm cho PTFE dính vào các bề mặt kim loại được Louis Hartmann phát minh vào năm 1954. Ông sử dụng axit để khắc các lỗ trên bề mặt kim loại, sau đó ép vào một lớp PTFE và nung nó ở nhiệt độ 400°C. PTFE nóng chảy thấm vào các lỗ và đông đặc lại, ghim chặt lớp vỏ vào bề mặt.

6. “Môi trường bảo quản” thực phẩm trong siêu thị ngày nay như thế nào?

Tình trạng người tiêu dùng phản đối sử dụng các chất bảo quản đã thúc đẩy các kĩ thuật viên thực phẩm tìm ra những phương pháp tinh vi hơn khiến cho các sản phẩm trông tươi ngon lâu hơn, bao gồm việc sử dụng các môi trường bảo quản. Những phương pháp này dựa trên công nghệ hóa sinh để giữ cho thức ăn tươi lâu như mới.

Ví dụ, chất ethylene thoát ra trong quá trình chín của rau củ quả là nguyên nhân của sự mất màu ở các loại rau củ như bông cải xanh, trong khi màu nâu của các loại rau củ là do tác dụng của các loại enzyme nào đó. Việc để các miếng thịt tươi bên ngoài không khí quá lâu khiến nó chuyển sang một màu nâu không hấp dẫn, do các oxymyoglobin giúp cho thịt có màu đỏ tươi biến đổi thành metmyoglobin.

Trong phương pháp “Đóng gói trong môi trường khí quyền thay đổi” (MAP), sản phẩm được đóng kín trong một hỗn hợp khí đặc biệt, hỗn hợp này làm chậm các phản ứng hóa sinh làm hỏng thực phẩm. Ví dụ, MAP giàu có, làm chậm sự hư hỏng gây ra do vi khuẩn, làm tăng thời gian sử dụng của rau củ lên khoảng 5 lần và cho phép thịt duy trì được màu sắc và hình dạng ban đầu của nó ít nhất là 48 tiếng. MAP nền Nitơ làm chậm quá trình biến thành màu nâu do các enzyme trong rau củ, trong khi một hỗn hợp của CO2 và N, với tỉ lệ 60/40 được sử dụng để bảo quản cá có nhiều mỡ như cá trích và cá thu. Lớp màng trong suốt để bọc sản phẩm bên trong cũng được điều chỉnh để làm chậm quá trình hỏng thức ăn; màng lọc bằng ethylene được sử dụng để làm sạch các khí gây ra sự mất màu ở rau xanh. 

Chuyên mục: Tin khác