Những Câu Hỏi Hack Não Của Trẻ Nhỏ Khiến Nhiều Người Lớn Phải Bó Tay | App chấm công XWorkBee

Những Câu Hỏi Hack Não Của Trẻ Nhỏ Khiến Nhiều Người Lớn Phải Bó Tay

Mục lục

1. Tại sao muôn thú lại thay lông?

Muôn thú có thể bị rụng lông và thay thế bằng một bộ lông khác. Không chỉ muốn thú (chim và loài vật) mà cả các giống lưỡng cư, bò sát thậm chí cả sâu bọ cũng có ngày “thay lông, lột da”.

Trong đời con chim, nó thay lông hoài đó chứ. Có thể cứ vậy mãi cho đến khi trưởng thành đầy đủ, một con chim mới có đủ bộ lông với đầy đủ sắc mã đặc trưng của chủng loại. Rồi sau tuổi trưởng thành thì sự thay lông vẫn tiếp tục, nhưng lần này thì chỉ thay những lông đã “già”. Thứ lông này rụng đi và thay bằng cái khác cùng thứ, một cọng lông già bị rụng liền có cọng khác thay thể liền. Cũng phải nói thêm là chim còn thay lông theo mùa. Có vài giống chim đến mùa sinh đẻ thì lông trở nên “sáng” ra và mọc lông mới. Bởi vậy hầu hết các giống chim mỗi năm đều thay lông hai lần. Một lần trước và một lần sau mùa sinh đẻ.

Chim đâu có thay toàn bộ lông một lượt, nhất là thứ lông đuôi, lông cánh. Do đó sự thay lông không ảnh hưởng gì đến việc bay nhảy của loài chim. Đã thế, mỗi khi thay lông là nó thay ở cả hai bên (cánh), mỗi bên một cộng, do đó nó vẫn giữ được thăng bằng. Chỉ có những loài như vịt trời, thiên nga, ngỗng là không thay lông (cánh) theo kiểu này.

Vì vậy đến mùa thay lông, mấy giống này không bay được. Vì khi thay lông là nó thay toàn bộ lông cánh một lượt. Tuy nhiên, là loài chim nước nên nó chẳng cần “thoát hiểm” bằng cách bay đi. Khi thay lông như vậy mà gặp nguy hiểm, chúng trốn bằng cách lặn xuống nước. Trong mùa sinh nở, màu lông “sáng” của con đực thường được phủ thêm màu đậm (nâu hoặc xám) để chúng dễ nguy trang, nhờ đó dễ lẩn trốn.

Rắn lột da theo một cách thức riêng và độc đáo. Bạn đừng lầm tưởng mỗi lần lột da là rắn đã thay toàn thể bộ da của nó. Thật ra, nó chỉ thay một lớp rất mỏng phủ phía ngoài cùng của bộ vẩy của nó. Khi lột da, rắn cà vào một cái gì đó nhám nhám để làm tróc lớp da trên môi của nó rồi từ chỗ da bị rách đó, nó tuồn mình ra khỏi lớp da già để lại lớp già này tại chỗ. Điểm độc đáo là khi lột như vậy, nó đã lột trái lớp da đó ra ngoài.

2. Tại sao chó thường đào lỗ để chôn xương?

Ở thành phố, chắc bạn không có dịp để thấy hiện tượng một chú chó, sau khi gặm chán một khúc xương tủ rồi bèn đào lỗ chân khúc xương đó.

Từ thời rất xa xưa loài người đã thuần hóa được chó để làm thú nuôi. Từ hàng mấy chục ngàn năm trước, khi những khổng tượng hãy còn đi lại rầm rập và gầm thét trên mặt đất, khi con người còn sống chui rúc trong hang động thì con người đã có con chó làm bầu bạn rồi. Mặc dù trải qua một quá trình được thuần hóa rất lâu dài như vậy thế mà nhiều động thái của con chó ngày nay vẫn còn dấu vết bản năng tự nhiên của tổ tiên của nó khi chưa được thuần hóa.

Có điều khá lạ lùng là các nhà khoa học vẫn chưa vạch ra dòng lịch sử ngược lên đến tận cội nguồn của loài chó như đã làm được với loài ngựa chẳng hạn. Có người cho rằng chó nhà chẳng qua chỉ là chó sói và sài lang đã được thuần hóa từ lâu đời mà thôi. Có nhà khoa học khác thì cho rằng loài chó có nguồn gốc từ sài lang hoặc “coyotes” (một loại sói) hay từ foxes (một loài sói khác nữa).

3. Tại sao có muỗi?

Muỗi hiện diện trên Trái Đất này cũng giống như các sinh vật khác. Con người không thích muỗi và muốn loại bỏ chúng nhưng làm sao được!

Có chừng 70 loại muỗi. Có loại rải rác ở khắp nơi, có loại chỉ ở những vùng nhất định. Vì có nhiều loại muỗi đưa đến các mầm bệnh nên loài người cố gắng tiêu diệt chúng. Muỗi mang vi khuẩn sốt vàng da đã bị tiêu diệt sạch. Có một thời loài này đã hoành hành ở các vùng nhiệt đới.

Muỗi cũng gây ra nhiều điều phiền nhiễu khác cho loài người. Thứ nhất là bị muỗi cắn. Khi muỗi cắn, nó truyền vào máu một ít độc tố, làm chúng ta đau, ngứa và chỗ đốt bị sưng lên.

Thứ hai là tiếng kêu vo ve. Tiếng kêu này rất quan trọng đối với muỗi vì đó là tiếng tán tỉnh. Muỗi đực rung đôi cánh nhanh hơn nên phát ra tiếng kêu trầm, muỗi cái có tiếng kêu the thé.

Muỗi có lợi cho con người không? Hy vọng rằng sẽ có lợi khi con người biết dùng một loại muỗi nào đó để loại trừ loại độc hại hơn. Các nhà sinh vật đang nghiên cứu nuôi một loại muỗi nhỏ, không chích người, và cho chúng ăn các loài muỗi chích người khác.

4. Tại sao muỗi không thể truyền bệnh AIDS?

Do muỗi chắc chắn truyền nhiều căn bệnh chết người bởi vi rút như bệnh sốt vàng da và sốt xuất huyết, ý nghĩ cho rằng chúng có thể đóng một vai trò trong việc làm lan rộng bệnh HIV là rất hợp lý.

Nó đã là mối quan tâm thật sự của các nhà khoa học trong thời kì đầu của chuyện đồn đại về việc muỗi gây lây lan AIDS trong một cộng đồng ở Nam Florida.

Rất may, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh rằng bất kì vi rút HIV nào có trong bữa ăn bằng máu của muỗi đều bị phá hủy bởi các enzim tiêu hóa của côn trùng và không thể đi qua tuyến nước bọt của muỗi để chích vào nạn nhân kế tiếp của nó. Điều này giải thích tại sao hơn 20 năm kể từ đại dịch HIV, sự lan rộng của căn bệnh không liên quan đến việc truyền bệnh do muỗi hoặc bất kì loài côn trùng nào.

5. Tại sao ngôn từ có những nghĩa nhất định?

Thật sự, ngôn từ là những “quy ước" hay biểu tượng DE | thay thế cho một cái gì đó. Chúng có được từ những âm thanh do con người tạo ra. Khi hai người hay nhiều người quyết định rằng một âm thanh hay một nhóm âm thanh nào đó sẽ mang một ý nghĩa mà họ cùng hiểu, họ đã có chung một tiếng nói.

Vì vậy, ngôn từ có nghĩa nhất định chỉ bởi vì một số đông người quyết định rằng những từ ấy phải có nghĩa như thế.

Khi những âm thanh D, 0 và G được xếp lại và cho ra từ dog, những người nói tiếng Anh đồng ý với nhau rằng từ “dog” thay thế cho một con vật đặc biệt. Nếu một người Anh nói “dog”, người Anh khác tự động thấy ngay hình ảnh một con chó. Còn người Nga thì sao? Từ “dog” chẳng có ý nghĩa gì đối với họ cả. Họ dùng từ “sobaka” để chỉ con chó, trong khi người Ý dùng từ “cane”.

Ngay cả luật dùng từ cũng không giống nhau ở mỗi ngôn ngữ. Tất cả đều tùy thuộc vào điều mà người ta đã đồng ý về ngôn ngữ ấy. Trong Anh ngữ, nếu bạn muốn nói đến nhiều con chó, bạn phải thêm “s” ngay sau dog (dogs). Tiếng Ý thì đổi chữ cuối của “cane” thành “i” (cani).

Người ta học cách dùng và hiểu nghĩa ngôn từ của một ngôn ngữ nào đó ngay từ khi còn nhỏ. Khi đó, bạn đã biết bắt chước những âm thanh do cha mẹ và người xung quanh nói. Bạn liên kết những âm thanh ấy với những sự vật, những hành động và những ý nghĩ rõ ràng. Bạn học cách sắp xếp các từ lại với nhau theo một cách nào đó và thay đổi vị trí của chúng khi cần thay đổi ý nghĩa. Đó là bạn đã học một ngôn ngữ. 

Chuyên mục: Tin khác