1. Mất bao lâu để tỉnh táo trở lại sau khi uống say
Thực tế, thời gian để tỉnh táo trở lại sau khi uống say lâu hơn đa số mọi người vẫn nghĩ. Thật sự rất dễ để uống say trong buổi tối và đến sáng hôm sau vẫn vượt quá giới hạn nồng độ cồn khi lái xe. Có rất nhiều cách để đánh giá tác dụng của thời gian lên mức độ say mà một người cảm thấy hoặc chính xác hơn, trên nồng độ cồn trong máu (BCA). Đối với một người đàn ông nặng trung bình 70kg, cần 3 giờ để tỉnh táo hoàn toàn sau khi uống gần nửa lít bia mạnh vừa (3,5% độ cồn). Ở mức độ đó, bất kì ai với cùng cân nặng uống gấp ba lượng đó trong một buổi tối sẽ không thể hoàn toàn mất hết nồng độ rượu trong máu trong vòng mười lăm giờ cho tới ngày hôm sau. Và họ cũng vẫn có thể bị vượt quá giới hạn nồng độ cồn cho phép khi lái xe đi làm vào sáng ngày hôm sau.
Do BCA tùy thuộc vào lượng cồn trong máu, nói một cách đại khái thì cân nặng có tác động chủ yếu đến thời gian cần thiết để lấy lại sự tỉnh táo. Vì trong cơ thể những người to lớn có nhiều nước hơn, có thể pha loãng cồn, nên một người đàn ông nặng 90kg sẽ tỉnh táo lại nhanh hơn khoảng 12% so với một người đàn ông nặng 70kg nếu họ cùng uống một lượng cần giống nhau.
Đối với phụ nữ, họ sẽ lâu tỉnh táo lại hơn nam giới. Thứ nhất, đa số phụ nữ không nặng bằng nam giới và do đó có thể nhận thấy là họ có ít nước trong cơ thể để pha loãng lượng cồn mà họ uống. Thứ hai, họ cũng có mức độ enzyme thấp hơn, đây là loại enzyme có thể phá vỡ cấu trúc của cồn. Kết quả là, một phụ nữ cân nặng trung bình khoảng 55kg sẽ mất khoảng bốn tiếng để tỉnh táo hoàn toàn sau khi uống nửa lít bia (tương đương hai ly rượu vang).
Sự khác biệt về cân nặng và sinh hóa này giữa các 30 giới tính cũng có một vài gợi ý thú vị cho phụ nữ, những người khẳng định rằng mình có thể đối chọi được với tửu lượng của bất kì người đàn ông nào. Điều này hoàn toàn có thể được nếu một phụ nữ cân nặng hơn người đàn ông khoảng 15%. Nên, nếu một phụ nữ nặng 55kg muốn gây ấn tượng với người bạn trai mới nặng 70kg của mình bằng cách thể hiện tửu lượng của cô với anh ta thì cô cũng cần gây ấn tượng với anh ấy bằng khả năng ăn uống của mình để tăng khoảng 20kg.
2. Điện thoại di động có thể khiến cho các khớp nối nhân tạo bị đau không?
Một người bị đau ở khớp nối nhân tạo của mình kể từ khi anh bắt đầu để điện thoại di động của mình trong túi quần bên phải, gần kề với khớp nối đó. Tuy anh ấy không xem điện thoại di động là nguyên nhân của tất cả các bệnh tật y khoa, nhưng anh vẫn nghĩ rằng có thể giữa chúng có mối liên hệ nào đó.
Điện thoại di động phát ra các vi sóng ngay cả khi chúng đang không được sử dụng để gọi điện nhằm báo hiệu vị trí của chúng cho trạm phát sóng cơ sở gần nhất, Tiến sĩ Michael Cla của Bộ Bảo vệ Bức xạ Quốc gia xác nhận rằng có thể sóng điện thoại di động tạo ra một kích thích rất nhỏ trong các tế bào thần kinh xung quanh khớp nối. Do vậy, để điện thoại trong túi khác có thể giải quyết được vấn đề, mặc dù tiến sĩ Clark khuyên rằng bất cứ ai có những triệu chứng kéo dài như vậy thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
3. Liệu phép chữa vilượng đồng còn có tác dụng không?
Ý tưởng về phép chữa vi lượng đồng căn (bắt nguồn từ Hy Lạp có nghĩa là “nỗi đau tương tự”) cách đây hơn 2.500 năm theo nhà y học Hippocrates, người cho rằng “bằng những chất tương tự với chất do một căn bệnh sinh ra và bằng việc thêm vào những thứ tương tự, các bệnh nhân có thể lấy lại sức khỏe từ tình trạng bệnh tật”. Nói nôm na đây là liệu pháp "lấy độc trị độc”, nhưng với lượng thuốc cực nhỏ. Điều đó nghe có vẻ điên rồ cho đến khi một người nhận ra rằng đó là nguyên tắc của tiêm chủng. Góp phần thành công cho ý tưởng đó, một số nhà y học - đặc biệt là nhà y học thế kỷ XVIII người Đức Samuel Hahnemann - tự hỏi rằng liệu một ý tưởng tương tự có hiệu quả cho các bệnh tật không lây nhiễm hay không? Hahnemann tin rằng có một kinh nghiệm ủng hộ cho ý tưởng này, đó là thuốc kỷ ninh, một loại thuốc trị sốt rét rất hiệu quả trích từ vỏ cây cảnh-ki-na.
Tuy nhiên, Hahnemann vấp phải vấn đề: Đó là một liều lượng quá cao sẽ gây hại. Vì vậy, ông đã hòa tan và lắc các chất trích từ cây canh-ki-na và thực hiện phép chữa bệnh đồng căn trái ngược với khoa học thông thường, do ông khẳng định rằng, lượng dung môi càng lớn, thuốc càng hiệu nghiệm. Phát hiện này của ông không chỉ đơn thuần là một nghịch lý mà trong nhiều trường hợp, mức độ của dung môi không chỉ là phân tử đơn do chất ban đầu được trích ra còn lại.
Trong khi giới khoa học nghi ngờ hiệu quả dung môi và phàn nàn về việc thiếu các lời giải thích rõ ràng, dân chúng có vẻ như không nghi ngờ gì phát hiện trên nhưng còn câu hỏi: Liệu phép chữa đồng căn có tác dụng không?
Cho đến nay, hiểu biết về kỹ thuật gây mê vẫn rất hạn. chế nhưng chưa có nhà khoa học nào bác bỏ việc sử dụng nó trước khi phẫu thuật. Điều đó nói lên rằng, chúng ta chắc chắn đúng khi yêu cầu những chứng cứ xác đáng hơn về hiệu quả của liệu pháp vi lượng đồng căn chứ không chỉ đơn thuần là những giai thoại.
Các nghiên cứu về liệu pháp vi lượng đồng căn không phải là ít: có hàng trăm nghiên cứu trong các tài liệu y khoa. Đáng buồn là, chất lượng của chúng thường rất kém và không thể đưa ra một kết luận chắc chắn. Kết quả thường không chính xác do thí nghiệm không phải là “thí nghiệm mù kép” (cả các bệnh nhân và bác sĩ điều trị cho họ đều không biết ai là người nhận liệu pháp trị bệnh thật và ai là người chỉ được điều trị bằng tâm lý).
Các nghiên cứu chống đối, ngược lại thường rất nhỏ, họ thường ít có cơ hội để phát hiện ra bất cứ thứ gì ngoại dsliv trừ sự ấn tượng mạnh về tính hiệu quả của liệu pháp.
Vào tháng 3 năm 2003, một khảo sát chính yếu trong Annals of Internal Medicine kết luận rằng chứng cứ về hiệu quả của liệu pháp vi lượng đồng căn còn rất thiếu thuyết phục trong hầu hết các trường hợp và không nên sử dụng nếu có một giải pháp thay thế khác. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu vẫn xem xét dùng nó để chữa cho một vài loại bệnh, đặc biệt là dị ứng và tiêu chảy ở trẻ em, hiện nay có nhiều chứng cứ chứng minh rằng nó rất hiệu quả. Nếu sử dụng phép chữa vi lượng đồng căn rộng. rãi, chắc chắn rằng phe ủng hộ và phe hoài nghi sẽ còn tranh luận trong khoảng thời gian dài.