1. Có gì khác nhau giữa một hành tinh và một Mặt Trăng?
Một hành tinh là một vật thể tối quay chung quanh một ngôi sao. Ta chỉ thấy nó khi nó phản chiếu ánh sáng của ngôi sao. Một Mặt Trăng cũng sáng lên nhờ nó phản chiếu ánh sáng, song Mặt Trăng lại quay chung quanh một hành tinh.
Trong 9 hành tinh của Hệ Mặt Trời mà ta biết, chỉ có Sao Thủy và Sao Kim là không có vệ tinh. Các tàu thăm dò không gian đã giúp phát hiện ra nhiều vệ tinh mới chung quanh các hành tinh khổng lồ là Sao Mộc và Sao Thổ. Sao Thổ có một vệ tinh lớn nhất là Titan với đường kính 5.120km. Tất cả các vệ tinh đều nhỏ hơn hành tinh mà chúng quay chung quanh. Mặt Trăng của chúng ta, nếu tính theo tỷ lệ, là lớn nhất. Đường kính của nó bằng một phần tư đường kính Trái Đất. Ngược lại, hai hành tinh của Sao Hỏa, Phobos và Deimos lại bé nhỏ, đường kính không đến 23km.
2. Tại sao chỉ luôn thấy được một phía của Mặt Trăng?
Khi mới hình thành, Mặt Trăng quay rất nhanh chung quanh nó, để rồi chậm dần và ổn định ở vận tốc 27 ngày một vòng. Đây cũng là thời gian nó quay một vòng chung quanh Trái Đất. Vì vậy, Mặt Trăng luôn luôn lệch một phía về hướng Trái Đất chúng ta. Khởi thủy, Mặt Trăng có một phần ở thể lỏng. Các loại đá sệt nặng chìm sâu vào trong lõi Mặt Trăng. Tuy nhiên, trọng lượng của những khối đá gọi là lỗi này lại không đồng đều, tạo ra một tình trạng mất thăng bằng trong lõi. Sau nhiều triệu năm, sức hút của Trái Đất cuối cùng đã kéo những lỗi nặng nhất về phía chúng ta. Kể từ đó, Mặt Trăng chỉ hướng một bên bán cầu của nó về phía chúng ta. Ta không thể nào thấy được bán cầu kia. Vì vậy, thời gian Mặt Trăng quay quanh nó bằng với thời gian nó quay một vòng Trái Đất.
3. Tại sao lại có tuần trăng?
Mặt Trời chỉ chiếu sáng một nửa bán cầu của Mặt Trăng mà thôi. Đồng thời, Mặt Trăng lại quay chung quanh Trái Đất. Trong quá trình quay, Mặt Trăng chỉ trình diện một phần của mặt được chiếu sáng: đó là tuần trăng. Ta có trăng tròn (rằm) khi toàn bộ bán cầu được Mặt Trời chiếu sáng quay về phía chúng ta. Ta có trăng khuyết (non) khi bán cầu ấy tối đi vì không được Mặt Trời chiếu sáng. Ta y được trăng lúc khuyết vì vào lúc ấy, trăng năm trên cùng đường thẳng với Mặt Trời. Trong hai tuần lễ kế tiếp trăng khuyết, ta sẽ có trăng lưỡi liềm, kế đến là trăng tròn sau đó là trăng lưỡi liềm trở lại để rồi đến trăng khuyết. Thời gian giữa hai lần trăng khuyết được gọi là tuần trăng.
4. Tại sao có nguyệt thực?
Mặt Trời chiếu sáng Trái Đất và tạo ra một hình chóp tối phía sau nó. Nếu Mặt Trăng đi vào trong vùng tối ấy, nó sẽ không được chiếu sáng nữa. Ta có hiện tượng nguyệt thực. Nguyệt thực luôn luôn xảy ra lúc trăng tròn. Nhưng mỗi độ trăng tròn không nhất thiết có xảy ra nguyệt thực bởi vì trăng có một quỹ đạo hơi nghiêng, do vậy trăng thường đi qua bên trên hoặc bên dưới hình chóp tối ấy. Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng phải hoàn toàn nằm trên một đường thẳng thì khi ấy mới xảy ra nguyệt thực toàn phần. Nếu Mặt Trăng chỉ đi ngang qua một phần của hình chóp tối ấy thì ta sẽ có nguyệt thực từng phần, nghĩa là chỉ có một phần của Mặt Trăng bị “ăn” mà thôi.
5. Tại sao Mặt Trăng có nhiều miệng hố?
Vào lúc hình thành các hành tinh và vệ tinh, có nhiều thiên thể nhỏ di chuyển trong Hệ Mặt Trời. Những hố này là do các thiên thể ấy bị “bắn” xuống Mặt Trăng tạo ra. Các hố lớn đã được thành hình không bao lâu sau khi Mặt Trăng hình thành. Chúng đã có hàng tỉ năm tuổi. Những hố có đường kính nhỏ hơn 100m mới có sau này và rất ít. Bề mặt của Mặt Trăng đã từ lâu không mấy thay đổi vì trên đó không có không khí. Nên hầu như không gió, không mưa và do vậy không có sự xâm thực. Hình thể của nó giữ y nguyên so với lúc khởi thủy. Trái Đất cũng bị thiên thể “dội bom” nhưng nhờ có bầu khí quyển nên bề mặt của nó tương đối được bảo vệ. Sự xâm thực cũng đã xóa sạch các dấu vết của những hố xưa.
6. Tại sao không có sự sống trên Mặt Trăng?
Những dạng sự sống mà ta biết đều cần không khí và nước để tồn tại. Mặt Trăng không có khí quyển cũng không có nhiều nước. Bề mặt của nó bày ra trong không gian trống, không có gì để bảo vệ nó. Buổi trưa, nhiệt độ có thể lên đến +150°C. Sự sống không chống chọi nổi với nhiệt độ quá cao như vậy. Các nhà khoa học đã thực hiện các thí nghiệm để tìm hiểu xem sự sống có tồn tại ở các điều kiện trên Mặt Trăng hay không. Họ đã tạo ra những điều kiện y hệt: kết quả là ngay cả những vị vi trùng giải chịu đựng nhất cũng không sống nổi. Mặc dù vậy, những người đầu tiên đi lên Mặt Trăng đã được cách ly hoàn toàn với môi trường trên ấy. Nếu thực sự có vi trùng trên Mặt Trăng thì chúng cũng Nam không thể nào lây nhiễm về địa cầu chúng ta được. Sự thận trọng ấy đã bị loại bỏ khi họ thấy rằng Mặt Trăng là một thế giới không có sự sống.
7. Tại sao Sao Hỏa có màu đỏ?
Nếu bị phơi ra ngoài trời một thời gian, sắt sẽ rỉ sét. Đá trên Sao Hỏa chứa nhiều sắt. Một chút hơi nước trong bầu không khí của hỏa tinh cũng đủ để biến chúng thành oxit sắt, nghĩa là rỉ sét. Rỉ sét kế đó tạo ra những hạt cát bao phủ hành tinh này. Trên địa cầu, ta cũng thấy những loại đá bị rỉ sét như đá ở vùng Grand Canyon ở Arizona. Trên Sao Hỏa, cát mịn đến độ chỉ một cơn gió nhẹ cũng làm bụi cát bay lên; do vậy bầu không khí của Sao Hỏa thường xuyên bị nhuộm một màu đỏ bầm bởi lớp bụi lơ lửng ấy. Khi Sao Hỏa có bão lớn, toàn bộ bề mặt có thể bị che phủ dưới một lớp bụi dày. Trên Trái Đất, bầu trời có màu xanh vì các phân tử oxy và ozon chủ yếu chỉ để lọt vào khí quyển những tia sáng màu xanh.
8. Tại sao khó nhìn thấy Sao Thủy (Mercury)?
Là hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất, Sao Thủy tạo cảm giác như nó nhảy múa từ bên này sang bên kia Mặt Trời. Khi ở phía bên phải Mặt Trời, Sao Thủy ở phía Tây, ta chỉ thấy nó vào lúc bình minh. Ban đêm, ta thấy nó ở phía Đông.
Lúc Sao Thủy rời xa Mặt Trời nhất, góc rời xa cũng không quá 26°. Vì vậy lúc bình minh, thời gian ta nhìn thấy ý chỉ kéo dài khoảng 1 giờ. Buổi chiều được hành tinh này tối cũng vậy. Ở cả hai lần này, Sao Thủy cũng chỉ xuất hiện sát chân trời, nên việc quan sát bằng mắt thường rất khó. Sao Thủy mất 116 ngày để quay trở về địa điểm cũ trong bầu trời chúng ta. Cứ cách nhau hai tháng, Sao Thủy khi thì được gọi là Sao Hôm, khi lại là Sao Mai.
9. Tại sao không nên nhìn thẳng vào Mặt Trời?
Bề mặt của Mặt Trời nóng đến 6.000°C, phát ra ánh sáng có cường độ rất lớn. Giác mạc chúng ta có tác dụng như một lăng kính và tập trung ánh sáng lên võng mạc. Võng mạc có thể bị thương tổn suốt đời.
Không nên quan sát Mặt Trời qua kính màu. Dù ánh sáng có suy giảm nhưng vẫn còn các bức xạ nguy hiểm. Để quan sát Mặt Trời một cách an toàn, phải chiếu hình ảnh Mặt Trời lên một tấm bìa trắng đặt phía sau ống nhòm hoặc kính thiên văn, không được nhìn trực tiếp vào kính.
10. Tại sao có hiện tượng bốc hơi?
Sự bốc hơi là tiến trình trong đó một chất trong không khí dần dần bốc hơi. Không phải chất lỏng nào cũng bốc hơi nhanh như nhau. Cồn, amoniac, xăng bốc hơi nhanh hơn nước. Có hai lực tác động trên các phần tử cấu tạo nên vật chất. Và Một là sự kết dính: nó kéo các vật đến với nhau. Hai là sự chuyển nhiệt của các phân tử ấy làm cho chúng xa nhau dần. Khi hai lực ấy tạm cân bằng, ta có chất lỏng. Trên mặt chất lỏng có những phân tử của chất lỏng ấy di động. Những phân tử ấy thoát ra ngoài nhanh hơn các phân tử kế cận để bay vào không gian và như thế đã thoát khỏi lực kết dính. Sự bốc hơi chính là sự đào thoát của phân tử nước. Khi một chất lỏng được đun nóng, sự bốc hơi xảy ra nhanh hơn, vì trong chất lỏng nóng, phân tử càng thoát ra nhanh hơn. Trong một thùng kín, sự bốc hơi không nhanh được. Khi số phân tử tro tử trong hơi nước đạt đến một mức nhất định, số phân tử trở lại trạng thái lỏng sẽ tương đương với số phân tử chất lỏng đã bay hơi. Khi điều này xảy ra, chúng ta nói hơi nước đã đến điểm bão hòa. Khi không khí chuyển động trong một chất lỏng, nó làm cho sự bốc hơi diễn ra nhanh hơn. Do đó, mặt thoáng của chất lỏng càng lớn, sự bốc hơi càng nhanh. Nước chứa trong một nồi Cơn trong một bình cao.