1. Tại sao lại có tuyết?
Tuyết có cấu tạo đơn giản lắm, vì thực chất nó chỉ là nước bị đóng băng mà thôi. Thế nhưng, tại sao nom nó lại trắng tinh trắng ngần vậy nhỉ?
Một “búp” (bông) tuyết gồm số lượng rất lớn tinh thể nước đá. Và các tinh thể này phản chiếu ánh sáng ở tất cả mọi phía nên nom nó trăng. Có vậy thôi. Tuyết hình thành khi hơi nước (mây) gặp luồng khí lạnh. Những tinh thể nước (tuyết và nước đá) hình thành, trong vắt, không có màu sắc gì hết. Những tinh thể này gặp luồng khí lạnh, bị nâng lên rớt xuống mấy lần trong khí quyển mỗi khi gặp luồng khí thổi lên. Trong khi đó, những tinh thể nước tụ tập quanh một “hạt nhân”. Hạt nhân này có thể chỉ là một hạt bụi thôi. Các tinh thể nước cứ tụ quanh hạt nhân đó và lớn dần. Khi nhóm tinh thể này lớn kha khá, nó sẽ lềnh bềnh bay và từ từ rớt xuống đất thành những bông tuyết.
Hình dạng của các tinh thể coi vậy mà không giống nhau đâu. Có tinh thể thì dẹp lép, có tinh thể thì như bó kim. 3 Nhưng bất kể hình dạng nào, các tinh thể đều có sáu cánh”.
"Cánh” của bông tuyết đều đặn, bằng nhau nhưng sự sắp đặt của các cánh lại rất khác nhau, không bông nào | giống bông nào. Tuyết trắng, điều đó quá rõ! Tuy nhiên chẳng phải nơi nào tuyết cũng trắng đâu. Bạn đã thấy tuyết màu đỏ, màu lục, màu xanh da trời, thậm chí màu đen chưa?
Bạn không tin sao? Tuyết có màu sắc khác nhau là do các loại nấm, bụi bay trong khí quyển rồi hình thành tuyết và rơi xuống. Tuyết có chứa không khí, do đó, tuyết dẫn. nhiệt rất kém. Chính vì vậy “tấm mền” bằng tuyết có khả năng giữ cho thảo mộc ngủ đông mà không bị chết cóng và các chòi tuyết (Igloo) của người Eskimo - có mái và tường bằng tuyết - vẫn giữ được hơi ấm bên dưới. Ví dụ, nhiệt độ bên trong cái “igloo” là 0°C và nhiệt độ bên ngoài là -20°C vì mái và vách Vigloo” là tuyết, nghĩa là chất dẫn nhiệt kém, cho nên nhiệt bên trong không bị thoát ra ngoài và cái lạnh bên ngoài cũng khó thâm nhập vào
2. Tại sao lục địa châu Mỹ lại có tên là America?
Ai cũng biết người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là ông Columbus. Thế tại sao không lấy tên ông mà đặt cho lục địa này? Lý do có thể coi như sự tình cờ của định mệnh.
Trong cuộc hải hành đầu tiên, ông đã nhìn thấy “đất liền” vào buổi sáng sớm ngày 12 tháng 10 năm 1492. Đặt chân lên bờ (biển), nhân danh vua và hoàng hậu Tây Ban Nha là Ferdinand và Isabella, Columbus tuyên bố chủ quyền vùng đất đó và đặt tên cho nó là San Salvador. Buồn thay, vùng đất đó lại chẳng phải là lục địa mà chỉ là một hòn đảo mà ngày nay ta gọi là “Watling” nằm ở vùng biển Bahamas (ngày nay). Lúc đó Columbus tưởng mình đã đặt ai chân lên Ấn Độ (mục tiêu chủ yếu của ông), bởi vậy, ông đã gọi thổ dân ở đó là “Indian” nghĩa là người Ấn”!
Columbus giong buồm đi nữa với ý định đi tới Nhật Bản. Nhưng thay vì tới Nhật Bản, ông lại tới các đảo mà ngày nay là Cuba và đảo Hispaniola (ngày nay gồm hai nước Haiti và Cộng hòa Dominican). Ngày 14 tháng 3 năm 1493, ông quay buồm trở về Tây Ban Nha.
Trong cuộc hải hành thứ hai khởi hành ngày 24 tháng 9 năm 1993, ông cũng lại chỉ phát hiện ra nhóm đảo mà ngày nay ta gọi là "Trinh Nữ” (Virgin), Puerto Rico và Jamaica. Dù vậy, ông vẫn quyết tìm cho ra Ấn Độ. Bởi vậy, năm 1998, ông lại làm thêm chuyến nữa. Nhưng ông cũng lại chỉ phát hiện ra đảo Trinidad và... lục địa Nam Mỹ. Trớ trêu là khi “đụng” lục địa Nam Mỹ thì ông lại tưởng nó chỉ là một... chuỗi đảo.
Trong khi đó, một nhà thám hiểm khác tên là Amerigo Vespucci lại tuyên bố ông là người đầu tiên đặt chân đến lục địa Nam Mỹ. Sự kiện này được cho là xảy ra vào ngày 16 tháng 6 năm 1497. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng thật ra thì Vespucci chỉ thực hiện cuộc hải hành này vào năm 1999. Trong cuộc hải hành thực hiện vào năm 1501, Vespucci giong buồm dọc theo bờ biển Nam Mỹ. Ông đã viết một bức thư kể lại rằng ông đã phát hiện” ra một lục địa mới. Tin này lọt đến tại của một nhà là họa đồ người Đức.
Ông này khi họa địa đồ đã lấy tên của Amerigo để đặt cho lục địa “mới” này. Cứ thế, tên của Amerigo dính chặt vào lục địa này. Tuy nhiên chắc là do Amerigo khó phát âm đối với dân Anglo Saxon, nên họ đã đọc trại đi thành America!
3. Tại sao người ta lại có thú sưu tập tem thư?
Thú “sưu tập tem thư” được một người Anh đặt cho một cái tên rất “kiêu” là “Philately. Từ này có gốc Hy Lạp là Philos nghĩa là yêu thích, và Telos nghĩa là thuế, đó là một thú tiêu khiển riêng của hàng triệu người trên thế giới hơn một thế kỷ nay. Bưu điện Hoa Kỳ đã thiết lập hẳn một sở đặc biệt để chuyên giúp đỡ những người chơi sưu tập tem thư. Là một thú vui tốn “bọn” tiền mà cũng có thể kiếm “khẳm” tiền. Không thiếu gì các tay lao vào “kinh doanh” và kiếm lời bộn. Thật ra, nhiều người tuy là “chơi” tem nhưng trong bụng cũng mong “hái” ra tiền.
Tuy nhiên, tưởng thế thôi, chứ kiếm được tiền nhờ mấy con tem cũ này thì cũng không hề dễ dàng gì. Bởi vậy, người chơi tem thì nhiều, người kiếm được tiền, nhất là hốt bạc - trong cái thú chơi này có là bao. Họ - những người chơi tem - cho rằng chỉ riêng “tuổi” của con tem thôi cũng đủ có giá rồi.
Bởi vậy, thấy một con tem lạ là họ nghĩ rằng nó hiếm. và do đó có giá.
Thật ra thú chơi tem có tính giáo dục rất cao. Mỗi hình | trên con tem đều được lựa chọn và đều có lý do đặc biệt nào đó. Không ít thì nhiều, mỗi con tem đều cho ta một ít hiểu biết về xuất xứ của nó.
Con tem có giá trị lớn nhất là con tem “hiếm” nhất, điều đó là dĩ nhiên! Thường thì mỗi con tem hiếm và có giá trị đều có một "sự tích” đặc biệt liên quan đến sự hiếm họi của nó. Chẳng hạn vào năm 1847, bưu điện Hoa Kỳ khan hiếm con tem giá 5 xu. Mấy ông bưu điện lúc đó bèn có một sáng kiến “trời thần” là cắt luôn con tem 10 xu ra làm hai, coi nó như là con tem 5 xu. Ngày nay, một con tem 5 xu “trời thần” này có giá bao nhiêu bạn biết không? Một triệu lần 5 xu! “Sự tích” của con tem tạo nên giá trị của nó cũng có thể do... in lộn giá tiền. Năm 1918, lần đầu tiên bưu chính Hoa Kỳ phát hành loại tem hàng không (airmail), mỗi con giá 24 xu. Nhân viên bưu điện bán ào ào mà chẳng để ý là con số 24 trên con tem đã in lộn ngược đầu.
4. Tại sao loài thú lại không nói được?
Có rất nhiều lý do khiến con vật không thể nói, nghĩa là dùng âm thanh để biểu đạt tư tưởng như con người.
Hầu hết những gì có vẻ thông minh mà con vật làm được chẳng qua là kết quả kế thừa của một vài động thái nào đó thôi.
Những động thái này chỉ biểu hiện hoặc thực hiện được trong những tình huống, hoàn cảnh đặc biệt. Khi những tình huống, hoàn cảnh này không còn hay bị thay đổi đi thì chúng không thể thi thố được nữa.
Một lý do khác khiến con thú thực thi được một vài động tác khéo léo nào đó là do chúng đã qua quá trình tập luyện lâu dài theo phương pháp “đúng - sai”. Cả hai loại động thái hoặc là “học tập” trên thật ra chẳng cái nào có thể giúp cho con vật nói được.
Nó có nghĩa là dùng âm thanh như một dấu hiệu, một biểu tượng. Âm thanh đó “biểu đạt” một ý tưởng hoặc một đồ vật. Nói một cách bóng bẩy thì ngôn ngữ là một phương tiện biểu đạt của ý tưởng. Loài vật làm gì có đủ khả năng để có thể xử lý các biểu tượng. Hơn nữa, trí năng nếu có của loài vật cũng không đạt tới mức có thể liên kết các biểu tượng với các ý tưởng như con người.