Top 10 Câu Hỏi Thú Vị Không Phải Ai Cũng Biết | App chấm công XWorkBee

Top 10 Câu Hỏi Thú Vị Không Phải Ai Cũng Biết

Mục lục

1. Tại sao Thế chiến thứ I có quá nhiều nạn nhân?

Thế chiến thứ I hay cuộc “Đại chiến” (1914 - 1918) đã gây cú sốc lớn cho toàn nhân loại vì có một số lượng người chết và bị thương khủng khiếp.

Trong cuộc Đại chiến này, lần đầu tiên người ta sử dụng máy bay, tàu ngầm, xe tăng và hơi ngạt. Vào năm 1914, khi chiến tranh bùng nổ, cả hai phía đều nghĩ rằng sẽ nhanh chóng thắng trận. Nhưng trong suốt ba năm, các chiến binh vẫn phải núp trong hầm dưới làn đạn đối phương. Trong cái lạnh và bùn lầy, nhiều người đã hy sinh chỉ vì muốn giành vài tấc đất. Các thành phố bị rải bom và chiến tranh lan rộng ra đến biển. Tổng cộng có 10 triệu người hy sinh trong cuộc tàn sát dữ dội nhưng vô ích này.

2. Tại sao Trung Quốc thực hiện cuộc trường chinh?

Vào đầu thế kỷ XX, Trung Quốc trải qua những cuộc Từ năm 1933 đến năm 1934, Mao Trạch Đông, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã lãnh đạo đảng trong cuộc trường chinh. Cuộc nội chiến đã xảy ra giữa chính phủ quốc gia của Tưởng Giới Thạch và những người cộng sản. Trong tình hình thất trận, những người Cộng sản rút lui về nạ rút lui về núi Sơn Tây năm 1934, sau khi phải đi qua một đoạn đường dài 12.000km, gọi là “Trường chinh”. Năm 1937, cả hai đối thủ lại liên minh để chống người Nhật. Nhưng vào năm 1949, cuộc nội chiến lại xảy ra. Chiến thắng thuộc về phía Cộng sản vào năm 1949, còn phe quốc gia tháo chạy ra Đài Loan, Mao Trạch Đông, vị anh hùng của cuộc trường chinh, lên nắm quyền Trung Quốc cho đến khi ông tạ thế vào năm 1976.

3. Liên Hiệp Quốc là gì?

Ngay từ năm 1945, sau Thế chiến thứ II, các nước thắng trận quyết định thành lập Liên Hiệp Quốc (Organisation des Nations Unies - O.N.U.) để bảo vệ thế giới khỏi chiến tranh. Trong những năm 1930, Hội Quốc Liên (Société des Nations - S.D.N.) không thể nào ngăn chặn Hitler khơi mào Thế chiến thứ II. Tuy nhiên, cuộc chiến ấy (1939-1945) kết thúc với hơn 30 triệu sinh mạng vong Các nước đã phải đi đến quyết định thành lập một tổ chức có tôn chỉ để tránh mọi cuộc tranh chấp như vậy. Nếu vào năm 1945, Liên Hiệp Quốc có 59 thành viên thì ngày nay đã có hơn 190 thành viên. Liên Hiệp Quốc cố gắng thuyết phục các nước giải quyết các vấn đề thông qua thương lượng hòa bình chứ không phải bằng chiến tranh.

4. Tại sao có cây Giáng sinh?

Vào lễ Giáng sinh, ở châu Âu và Bắc Mỹ, mỗi nhà đều trang hoàng một cây treo đầy đèn lồng và quà tặng.Truyền thống trang hoàng đường sá và nhà cửa vào lễ Giáng sinh xuất phát từ những ngày lễ ngoại đạo. Người La Mã trang hoàng đền thờ nhiều cây xanh. Các thầy tế Pháp ưa chặt những cành chùm gửi, còn người Đức dùng những cây ô rô, cây nguyệt quế. Cây thông Giáng sinh có gốc gác từ Đức, nơi có những khu rừng thông lớn. Chính Luther vào thế kỷ XVI là người đầu tiên thắp nến trên cây thông. Ở Pháp, tập tục này mới du nhập vào thế kỷ XIX nhưng ngay sau đó lan ra rất nhanh. Ngày nay, nến đã được thay thế bằng các dây đèn điện, những cây thông vẫn được giữ làm biểu tượng cho lễ Giáng sinh.

5. Tại sao tín đồ Islam khi cầu nguyện hướng về Mecca?

Tiên tri Muhammad, người sáng lập đạo Islam, sinh tại Mecca. Ngày nay, thành phố này được xem là Thánh địa của đạo Islam. Medine, nơi có phần mộ của Tiên tri, là nơi tổ chức nhiều lễ hành hương. Tín đồ Islam buộc phải cầu nguyện, ăn chay trong tháng Ramadan và đi hành hương Mecca. Họ cầu cầu nguyện mỗi ngày năm làm năm lần: bình minh, trưa, chiều, hoàng hôn và đêm. Chỉ buộc phải đọc kinh chung vào trưa thứ sáu trong đền thờ. Một trong các vách của đền, có một bàn thờ nhỏ, mihrab (hốc tường) chỉ cho biết hướng của Mecca. Tín đồ Islam ít nhất phải đi hành hương tận Mecca một lần trong đời. Hành hương kéo dài một tuần lễ. Mỗi người hành hương bắt đầu đi bảy vòng của Kaaba do Abraham, kinh Coran ghi lại.

6. Tại sao phải đi hành hương?

Mỗi tôn giáo có một thánh địa riêng. Đến đó hành hương là cách biểu lộ đức tin của tín đồ cùng với lòng sám hối hoặc cảm tạ. Thời Trung cổ, rất đông tín đồ Thiên Chúa giáo đi hành hương. Họ mặc áo choàng, mang thánh giá trên cổ, cầm gậy, túi xách và một bầu nước. Hàng triệu người hành hương ra đi như vậy xuyên qua châu Âu đến La Mã, Assisi và Saint Jacques de Compostelle. Ở đây, họ suy niệm trước phần mộ các thánh. Một số người còn đi đến tận Jerusalem. Hành hương là một cách bày tỏ lòng thành đối với đạo. Qua lời cầu nguyện, người hành hương đến với Chúa, xin được lành bệnh, xin tha thứ tội lỗi. Ngày nay, người ta đi hành hương cũng vì những lý do trên, nhưng không còn phải đi bộ suốt đoạn đường nữa.

7. Tại sao người Do Thái mừng lễ Vượt Qua?

Vượt Qua là một lễ Do Thái lớn, ăn mừng dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ. Lễ kéo dài một tuần. Đêm đầu tiên, mỗi gia đình quây quần quanh buổi tiệc truyền thống. Cách đây khoảng 3.500 năm, người Hebrew (Tổ tiên của người Do Thái ngày nay), bị đi đày ở Ai Cập. Dân Ai Cập đối xử với họ tàn bạo và các vua Pharaon bắt họ làm việc rất nặng nhọc. Do vậy, dân Do Thái quyết định trốn thoát cảnh nô lệ này. Theo Cựu Ước, để trừng phạt người Ai Cập, Chúa Trời bắt những đứa con đầu lòng của họ phải chết nhưng tha cho người Do Thái. Dưới sự dẫn dắt của Moise, dân Hebrew trốn khỏi Ai Cập. Cuộc di dân vĩ đại kéo dài trong nhiều năm xuyên qua sa mạc Sinai. Moise mất khi sắp về đến Palestine, vùng đất mà Chúa đã hứa ban cho họ, lễ Vượt Qua gợi nhớ và ăn mừng giai đoạn lịch sử quan trọng này của dân Do Thái.

8. Tại sao người Hindu thờ nhiều thần?

Người Hindu tin vào một Đấng tối cao hiện diện ở mọi vật, Brahma và hai vị thần là Vishnu và Shiva cũng rất nhiều vị thần ít quan trọng khác. Ấn Độ giáo là đạo chính Ấn Độ. Thần Brahma đã tạo ra trời đất. Vishnu bảo vệ vũ trụ. Shiva phá hủy vũ trụ để biến đổi nó. Vị thần này có vợ là bà Parvati. Mỗi vị thần có thể cai quản nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, thần Shiva bảo vệ các linh hồn và đàn gia súc. Ông cũng là vị thần của Nhảy múa. Những vị thần ít quan trọng sống trong đồi núi, dòng sông, cây cối và động vật. Mỗi người Ấn Độ chọn một vị thần để thờ cúng dâng nước uống, đèn, hoa, hạt và bánh; nhưng điều đó không có nghĩa là họ bỏ, không thờ các vị khác.

9. Tại sao tín đồ Ấn Độ giáo và Phật giáo đều tham thiền?

Thiền đóng một vai trò quan trọng trong tôn giáo Nam Á. Thiền có liên quan đến cả thể xác lẫn tâm hồn. Thiền có mục đích chế ngự thể xác để đạt đến sự khôn ngoan. Người Ấn đến với thiền bằng việc tập luyện Yoga giúp quên hết thế giới bên ngoài, chỉ suy tưởng đến ý nghĩ hoặc hình ảnh, hoặc có thể là không suy nghĩ gì cả. Tín đồ Phật giáo xem thiền là một giai đoạn quan trọng trên đường dẫn đến “siêu thoát”. Thiền giúp tâm trí bình thản, đạt đến sự thanh tịnh, không còn cảm thấy vui vuồn, đau khổ, trở nên thản nhiên với thế giới bên ngoài. Gần đây, có nhiều người nhận thấy rằng thiền giúp họ chịu được cảnh ô trọc của cuộc sống hằng ngày.

10. Tại sao đền thờ Islam có tháp?

Tháp xây cao trên đền thờ. Từ trên tháp, giáo sĩ kêu gọi tín đồ cầu nguyện năm lần mỗi ngày. Việc kêu gọi đọc kinh được tiến hành theo một nghi lễ chính xác. Mỗi lần như vậy, giáo sĩ lặp lại các câu theo một thứ tự đã định. quay về hướng Mecca và bịt tai lại bằng hai ngón trỏ. Tiếp lời gọi của giáo sĩ, các tín đồ trầm mặc. Họ ngưng làm việc, dừng bước chân ngay trên đường, cúi mình quỳ lạy đọc kinh. Vào lúc Tiên tri Muhammad lập nên đạo Islam, chưa có đền thờ và Do Thái tụ bằng kèn. Muhammad ra lệnh cho các môn đệ leo lên mái nhà cao nhất để kêu gọi tín đồ đọc kinh. Còn tín đồ Thiên Chúa giáo rung chuông.

Chuyên mục: Tin khác