1. Khi đang ở trong xe hơi, với cửa kính đóng, bạn có thể bị rám nắng hay không?
Nguyên nhân của việc rám nắng thường được cho là do các tia tử ngoại trong ánh sáng Mặt Trời và điều này chỉ đúng ở một vài điểm mà thôi. Nguyên nhân thật sự là do một loại tia tử ngoại đặc biệt có bước sóng tương đối ngắn, tia UVB. Những tia này không thể đi qua thủy tinh. Do đó, nếu nói cho thật khoa học và thật chặt chẽ, bạn không thể bị rám nắng qua một lớp cửa kính của xe hơi Còn những tia có bước sóng dài hơn như UVA thì vẫn có thể đi xuyên qua một vài loại kính (bao gồm cả những loại kính mát thông thường). Những tia như vậy tuy không thể gây ra các tổn thương có thể gây ung thư da chết người nhưng có thể gây ra các triệu chứng từ đỏ da tạm thời tới STUS sự nhăn da và lão hóa sớm.
Ở những quốc gia có nhiều tia UV, các chuyên gia về da thường đề nghị dán các tấm phim đặc biệt có khả năng hấp thụ tia UVA lên tất cả các cửa sổ để giảm tối thiểu nguy cơ tổn thương da về lâu dài.
2. Vì sao trong ng một ngày, chiều cao của cơ thể có thay đổi?
Từ lúc sơ sinh cho đến tuổi thanh niên, chiều cao của thân thể không ngừng phát triển. Sau lứa tuổi thanh niên, chiều cao cơ bản không tăng lên nữa. Song ở cùng một người, trong một ngày, chiều cao của cơ thể sáng và tối có khác nhau. Buổi sáng mới ngủ dậy, chiều cao thường cao hơn buổi tối một ít. Điều này có liên quan với tổ chức của các khớp xương và sự co giãn của các dây chằng.
Chiều cao biểu thị độ cao của cơ thể khi đứng, gồm độ cao của đầu, cột sống, xương chậu và chi dưới. Những bộ phận này liên kết với nhau bằng các khớp xương và dây chằng. Giữa các khớp xương là đĩa đệm với tính chất vững chắc và có độ đàn hồi cao, sau một ngày mệt nhọc, cơ bắp, các khớp và dây chằng trong cơ thể đều ở trạng thái căng thẳng và bị dồn nén, khiến các đốt sống ép sát vào nhau, hậu quả là chiều cáo giảm. Qua một đêm ngủ và nghỉ ngơi, các đĩa đệm đàn hồi sẽ giãn ra, nhờ đó mà cột sống được chúng lỏng và trở nên dài hơn một chút, khiến ta cao hơn.
3. Khung xương cơ thể gồm có mấy thành phần?
Nhà cao tầng cần có giá thép đỡ, thân người cũng cần phải nhờ vào khung xương làm nòng cốt. Trong cơ thế ta có tất cả 206 xương to nhỏ, hình dạng khác nhau, kết hợp khéo léo với nhau thành hệ thống giá đỡ kiên cố và hoàn chỉnh.
Trong số 206 xương này, có xương rất cứng (chăng hạn như xương đùi, độ cứng của nó thậm chí còn vượt quá kim cương), một số xương lại rất mềm, ví dụ những xương mỏng trong tai.
Trong hệ thống xương, ngoài bốn xương đùi và xương sọ não dùng để bảo vệ não ra, còn có một bộ phận rất quan trọng là cột sống, gồm 24 đốt hợp thành, giữa các đốt có xương đĩa đệm. Vì xương đĩa đệm đàn hồi tốt, có tác dụng giảm chấn nên khi ta đi hoặc nhảy, não sẽ không bị chấn động.
Hai bên cột sống còn có 12 cặp xương sườn, được bố trí ngay ngắn chung quanh khung ngực, kiên cố như vành đai thùng và cũng có tính đàn hồi nhất định, có thể chịu đựng lực va đập từ bên ngoài. Tác dụng lớn nhất của xương sườn là bảo vệ các cơ quan quan trọng như tim, phổi, gan... trong lồng ngực.
Một bộ phận quan trọng khác trong hệ thống khung xương là các khớp - chỗ các đầu xương nối tiếp nhau. Nhờ có khớp mà các đầu xương mới có thể tiếp hợp với nhau một cách hoàn hảo, tứ chi và thân người mới có thể vận động cong gập lên xuống, vặn sang trái, quay sang phải. Đặc điểm lớn nhất của khớp là có thể chuyển động tùy ý, đó là vì ở chỗ lồi lõm của khớp có một lớp sụn, bề mặt trơn và ướt, lực ma sát khi chuyển động rất nhỏ. Vì vậy, tuy các khớp phải chuyển động hàng trăm, hàng nghìn lần mỗi ngày nhưng vẫn không bị tổn thương.
Điều thú vị là khung xương không những có tác dụng nâng đỡ mà còn gánh chịu sứ mệnh tạo huyết. Tủy ở trong xương chính là "nhà máy” sản xuất máu cho cơ thể, nó có thể liên tục sản sinh ra một lượng lớn tế bào hồng cầu và tế bào bạch cầu.
4. Vì sao thanh thiếu niên dễ bị vẹo cột sống?
Để cơ thể phát triển được bình thường, thanh thiếu niên cần có tư thế ngồi đúng. Có một số thanh thiếu niên do ngồi sai tư thế nên cột sống phát triển dị dạng. Nguyên nhân ngồi không đúng tư thế có thể do khách quan hoặc chủ quan.
Ví dụ: Một số trẻ em không ngồi ngay ngắn mà quen dùng một tay đỡ lấy cằm, ngồi nghiêng đầu đọc sách; sau một thời gian dài, cột sống sẽ xiêu lệch. Cũng có em vì thường mang vác những vật nặng trên vai (như đeo cặp sách cố định một bên) hoặc xách vật nặng một tay nên cột sống phải xiêu lệch đi để duy trì sự cân bằng. Có em học sinh ngồi ngoài rìa hàng ghế đầu trong phòng học, đế trông rõ bảng đen, em thường phải nghiêng vai nhìn ngó, dẫn đến vẹo cột sống. Có khi vì bàn học quá thấp, hai cùi tay đặt ngang lên bàn (để đọc sách) quá thấp khiến trong tâm thân rơi về phía trước, đầu cũng cúi về phía trước gây gù lưng. Một số ít em ngồi giữa ban đầu trong lớp, vì gần bảng đen quá nên đầu thường ngửa về phía sau, ngực ưỡn ra, sau thời gian dài cột sống cũng bị cong.
Cột sống bị xiêu vẹo không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi. Có những thanh thiếu niên vì cột sống xiêu vẹo nên lực hoạt động bị hạn chế, mau mệt mỏi, sức hoạt động của phối kém, công năng mạch máu tim và sự tuần hoàn của máu gặp trở ngại.
Vì sao ở thanh thiếu niên, cột sống dễ phát triển khác thường? Ta thử làm một thí nghiệm đơn giản sau: Đem hai cành liễu to bằng nhau, một cành non và một cành già, uốn thành vòng và cột chặt chúng lại. Sau mấy ngày, khi mở ra, ta sẽ thấy cành liễu non bị uốn cong nhiều hơn so với cành liễu già. Tương tự, ở nhi đồng và thiếu niên, do cơ thể đang phát triển nên xương còn dẻo, dễ bị cong lệch. Càng về sau, khung xương không những phát triển mà còn trở nên thô khỏe, cứng cáp hơn. Khi cơ thể đã trưởng thành, sẽ rất khó uốn nắn lại các xương bị cong vẹo vì lúc đó khung xương đã hoàn toàn cứng.