Top Những Bí Mật Được Bật Mí Cực Thú Vị | App chấm công XWorkBee

Top Những Bí Mật Được Bật Mí Cực Thú Vị

Mục lục

1. Tại sao da được coi là chiếc ô che nắng?

Thế Những người làm việc ngoài trời mùa hè làn da thường bị sạm nắng. Có người sợ đen da đã thoa lên mình kem chống nắng. Thật ra, chính làn da đen bóng của những người làm việc ngoài trời đã tạo nên một lớp bảo vệ cho cơ thể. Giống như chiếc ô che nắng cho cơ thể con người, nó hấp thụ những tia tử ngoại có thể xuyên qua da và giết chết những tế bào đồng thời ngăn chặn sự tổn thương do tia này gây ra đối với những tế bào trong cơ thể.

Chiếc ô che nắng” này đã được giương lên như thế nào? Nguyên do là trong lớp tế bào tận cùng của biểu bì có một số ít những tế bào sắc tố. Thường màu sắc đậm nhạt của da chúng ta được quyết định bởi số lượng của những tế bào sắc tố này. Vậy là chiếc ô che nắng được giương lên do bởi chính làn da bên ngoài dần dần chuyển thành màu đen bóng.

2. Tại sao người ta gọi da là bộ máy điều hòa nhiệt độ cao cấp?

Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người là một trong những điều kiện quan trọng nhằm duy trì một quá trình sinh lý bình thường. Nhiệt độ trung bình của cơ thể con người luôn giữ ở khoảng 37°C. Nếu nhiệt độ tăng quá 41°C hay xuống đến 25°C thì sinh mạng con người sẽ bị đe dọa.

Nhiệt độ của cơ thể con người có thể giữ ở mức | tương đối ổn định chính là nhờ sự điều tiết của hệ thần | kinh thông qua các mạch máu và tuyến mồ hôi. Cơ thể con môi trường nhiệt độ thấp, phần lớn những mạch máu dưới da đều bị co lại, những mạch máu nhỏ thu hẹp khiến lưu lượng máu giảm, nhiệt lượng do máu mang lại cũng giảm. Lúc này nhiệt độ của da thấp làm cho nhiệt lượng do da trực tiếp tỏa ra cũng giảm. Mặt khác, do tuyến mồ hôi hoạt động yếu trong môi trường nhiệt độ thấp, thậm chí không tiết ra mồ hôi cũng ngăn ngừa sự tiêu hao nhiệt lượng của cơ thể con người thông qua sự bốc hơi mồ hôi. Điều này cũng khiến cho cơ thể con người có thể giữ được nhiệt độ trung bình trong môi trường nhiệt độ bên ngoài xuống thấp.

Cơ thể con người trong môi trường nhiệt độ cao thì phần lớn các mạch máu dưới da giãn rộng, những mạch máu nhỏ nở ra làm tăng lưu lượng máu, nhiệt lượng do cơ thể sản sinh ra được máu đem đến da, khiến nhiệt độ của da tăng lên, nhiệt lượng da tỏa ra cũng tăng theo. Đồng thời sự gia tăng hoạt động của tuyến mồ hôi làm cho mồ hôi được tiết ra nhiều hơn, sự bốc hơi nước từ da làm tiêu hao phần lớn nhiệt lượng của cơ thể. Chính vì vậy mặc dù con người ở trong môi trường nhiệt độ cao, cơ thể vẫn giữ được nhiệt độ ở mức bình thường không bị tăng lên.

3. Tại sao xương lại cứng hơn đá kim cương?

Điều kỳ diệu là ở chỗ kết cấu của xương. Quan sát kết cấu của một khúc xương dài, nó do màng xương, chất xương và tủy xương cấu tạo thành. Trong đó chất xương là kết cấu then chốt để xương cứng cáp. Xung quanh chất xương và phần giữa của xương là cốt mật chất, nó có khả năng chịu lực cao. Cốt mật chất của xương rất dày, cho nên thân xương cứng, không cong không gãy, có tác dụng như đòn cân. Chất xương ở hai đầu ở khúc xương gọi là chất xương xốp, nó có hình dạng như tổ ong, do những cây đà” xương bé nhỏ hình dạng giống cây kim với kích cỡ không bằng nhau, xốp, sắp xếp nhau tạo nên.

Các nhà vật lý học phân tích, loại kết cấu này hoàn toàn phù hợp với nguyên lý lực học. Dựa vào những cây đà” bé nhỏ sắp xếp theo hướng vòng cung, phân tán đều khắp kết cấu xương, khiến nó có thể gánh vác được khối lượng lớn xưởng đặc biệt là những khúc xương dài ở tứ chi, ở giữa rỗng hình ống. Có người đã làm một thực nghiệm như sau: họ lấy những ống sắt dài rỗng và đặc có độ dài bằng nhau đem so sánh. Họ phát hiện ra rằng ống sắt rỗng không chỉ nhẹ mà còn chịu được trọng lượng lớn. Từ đây có thể thấy, kết cấu của xương vô cùng hợp lý.

4. Tại sao xương lại có tính đàn hồi?

Xương còn có một đặc tính khác, đó là tính đàn hồi cao. TO Khi đầu của một người bị đập mạnh, chỗ bị va đập đó bị biến dạng trong chốc lát, sau đó không lâu lại hồi phục lại như cũ. Tính đàn hồi của xương giống như sợi dây cung.

Xương còn cứng hơn cả kim cương, điều kỳ diệu này chính là do cấu tạo xương. Còn tính đàn hồi kỳ diệu của xương nằm trong thành phần xương.

Các nhà khoa học phân tích, thành phần hóa học của xương bao gồm hai loại: chất hữu cơ và chất vô cơ. Chất hữu cơ chủ yếu là nhựa xương, nó là một loại protein, khiến cho xương có tính đàn hồi. Trong chất vô cơ chủ yếu là muối canxi (photphat canxi, cacbonat canxi) khiến cho xương rắn chắc. Thí nghiệm nhỏ dưới đây sẽ chứng minh cho ta thấy rõ điều đó:

Lấy đoạn xương sườn heo hay dê, sau khi cân đem ngâm trong dung dịch axit clohiđric 10%, khoảng 1-2 tiếng đồng hồ sau lấy ra dùng nước rửa sạch, lau khô, đem cân lại sẽ phát hiện ra lúc này trọng lượng của khúc xương đã giảm khoảng 2/3. Khúc xương trở nên mềm dai, không chỉ có thể uốn cong mà thậm chí có thể thắt nơ được. Điều này chứng minh rằng khi xương đã mất muối canxi vô cơ, còn lại là chất hữu cơ. Chất hữu cơ là nguyên nhân tạo nên OS tính đàn hồi của xương.

Ta lại lấy một khúc xương heo hoặc xương dê, sau khi cân trọng lượng đặt lên vỉ sắt đem nướng, nướng cho tới khi xương thành tro thì thôi. Đem tro này đi cân lại, trọng lượng đã giảm 1/3. Lúc này dùng nhíp gắp xương lên, tuy vẫn rất “bướng” nhưng lại rất dễ vỡ, đụng nhẹ là vụn thành tro bụi, không còn lại một chút dẻo dai. Điều này cho thấy, xương đã mất đi thành phần chất hữu cơ, còn lại là chất vô cơ.

Hai kết quả thí nghiệm trên đã chứng minh được thành phần hóa học của xương và tỉ lệ giữa các phần của xương với nhau (chất hữu cơ chiếm khoảng 1/3, chất vô cơ 2/3), hơn nữa còn cho thấy rõ xương vừa chắc vừa giàu tính đàn hồi.

Tỉ lệ các chất hữu cơ và vô cơ trong xương sẽ thay đổi theo tuổi tác. Ở tuổi thanh thiếu niên, thành phần chất hữu cơ trong xương cao (hơn 1/3), tính đàn hồi cao, ít khi bị gãy xương. Cho nên các vận động viên và các diễn viên xiếc phần lớn được rèn luyện từ tuổi nhi đồng. Bởi ở tuổi nhi đồng, tính đàn hồi của xương lớn lại dễ thay đổi hình dạng, vì thế thanh thiếu niên nhất định phải tập cho tư thế đứng, ngồi, đi lại cho đẹp, đề phòng xương bị biến hình cong lệch. Ví dụ như lưng bị khòm, bị vẹo sang một bên...

Ở người già chất vô cơ trong xương tăng, chất xương cứng giòn, đây là nguyên nhân khiến người già dễ bị gãy xương và lâu lành. 

Chuyên mục: Tin khác