Top Những Câu Hỏi Tại Sao Hay Gặp Nhất Trong Cuộc Sống | App chấm công XWorkBee

Top Những Câu Hỏi Tại Sao Hay Gặp Nhất Trong Cuộc Sống

Mục lục

1. Tại sao thằn lằn “chống đẩy”?

Nghiên cứu mới phát hiện rằng một số con thằn lằn thực hiện thói quen này vào buổi sáng và chiều tối để phô bày sức mạnh. Hành động chống đẩy hay tập luyện đồng nghĩa với lời cảnh báo: “Hãy biến khỏi lãnh thổ của ta”. Các con thằn lằn đực Jamaica thuộc bốn loài khác nhau chào buổi sáng bằng một màn chống đẩy thật lực, đầu cúi gập và vành da sặc sỡ ở cổ mở rộng. Chúng lặp lại hành động này vào lúc chạng vạng tối. Theo nghiên cứu trên các loài động vật khác, từ chim đến bò sát hay linh trưởng, đánh dấu bình minh và hoàng hôn bằng nhiều âm thanh khác nhau. Nhưng đây là lần đầu tiên mà một loài có biểu hiện quan sát được nhằm đánh dấu lãnh thổ của chúng. “Thằn lần là một loài vật có thị giác nhạy, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng đánh dấu lãnh thổ bằng cách thể hiện như trên. Tuy vậy, phát hiện này rất đáng ngạc nhiên vì chúng là loài vật đầu tiên không sử dụng âm thanh vào bình minh và chiều tối”.

2. Tại sao trên cơ thể cá có các đường chéo?

Phần lớn loài cá trên hai mặt của cơ thể có các đường chéo có tác dụng rất lớn với cuộc sống của loài cá. Cảm giác của các đường chéo với chấn động trong nước vô cùng nhạy cảm, nó có thể giúp cho cá cảm nhận được tình hình môi trường xung quanh. Khi xung quanh có những con cá bơi qua hoặc gặp phải chướng ngại vật nào đó, làn nước: xung quanh cơ thể cá phát sinh ra những chấn động. Các đường chéo không những có thể cảm nhận được những chấn động rất nhỏ của dòng nước, mà còn có thể cảm nhận được những âm thanh xung quanh, bởi âm thanh cũng truyền được trong môi trường nước. Ngoài ra, ở nơi sâu của biển rất tối, mắt không thể phát huy tác dụng. Một số loài cá, mắt của chúng đã bị thoái hóa, cá chỉ có thể dựa vào đường chéo để hiểu được tình hình xung quanh. Nhờ có đường chéo, cá có thể mặc ý bơi lội trong đám đá sỏi. Sở dĩ các đường chéo có được chức năng này là vì nó có tổ chức thần kinh hoàn chỉnh. Trên những đường chéo bên ngoài mình cá có một số lỗ nhỏ, những lỗ nhỏ này nối tiếp với những ống sợi đường chéo dưới da, trên vách ống có rất nhiều tế bào cảm giác, cuối những dây thần kinh trên tế bào cảm giác, nó đến thẳng não bộ thông qua các thần kinh đường chéo, hình thành một mạng lưới thần kinh thống nhất, khiến cho não của cá có thể kịp thời cảm nhận được những chuyển động làn sóng của nước, đồng thời nhanh chóng có phản ứng.

3. Tại sao mắt mèo một ngày biến đổi 3 lần?

Con ngươi (đồng tử) của mèo rất to, và năng lực co của cơ vòng ở con ngươi rất khỏe. Dưới ánh sáng rất mạnh vào ban ngày, con ngươi của mèo có thể thu lại cực nhỏ, giống như một sợi chỉ. Đến đêm khuya trời tối đen, con ngươi có thể mở to như trăng rằm. Dưới cường độ chiếu sáng vào lúc sáng sớm hoặc nhá nhem tối, con ngươi sẽ có hình hạt táo. Như vậy con ngươi của mắt mèo có khả năng co lại rất lớn so với con ngươi trong mắt người, do đó khả năng phản ứng với ánh sáng cũng nhạy hơn chúng ta. Cho nên, dù ánh sáng có quá mạnh hoặc quá yếu, mèo vẫn nhìn rõ ràng các đồ vật như thường.

4. Tại sao lưỡi rắn lại phân nhánh?

Nhà động vật học người Mỹ Shiwenke đã nghiên cứu vấn đề này, ông phát hiện ra rằng lưỡi phân nhánh của rắn không chỉ là cơ quan vị giác, mà còn là một công cụ định vị đặc biệt. Nó có thể phân biệt phương hướng cũng giống như 2 tai của con người, có tác dụng phân biệt được âm thanh từ hướng nào tới. Rắn dựa vào 2 nhánh cạnh lưỡi để đảm nhận được thông tin từ con mồi, từ đó có thể xác định được vị trí con mồi, lập tức truy đuổi. Thử nghiệm đã chứng minh rằng, nếu như cắt bỏ 2 đầu lưỡi nhỏ của rắn, nó sẽ mất đi khả năng truy tìm mùi, thậm chí còn bị lạc hướng, cứ vòng vo trên mặt đất.

5. Tại sao rắn cứ thè lưỡi ra mãi?

Rắn “nếm” không khí bằng những cơ quan trong miệng. Nó dùng lưỡi để đưa không khí vào đến tận những cơ quan này.

Ở rắn, khứu giác hoạt động nhờ hai cơ quan đặc biệt. Đó là những cái túi, nằm kế nhau và mở ra trên nóc mồm. Khi rắn thè lưỡi ra, lưỡi hấp thu những hóa chất đặc trưng của không khí. Khi nó thu lưỡi vào, đầu lưỡi đi đến các cơ quan khứu giác “nếm” các hóa chất ấy.

Vài loại rắn, như rắn chuông dò tìm đối tượng bằng nhiệt. Chúng có một rãnh cảm ứng với nhiệt ở giữa mắt và mũi. Rắn phát hiện các con vật “ máu nóng” ngay cả vào ban đêm và biết chính xác chỗ núp của chúng.

6. Tại sao chim gõ kiến lại gõ trên thân cây?

Hầu hết chúng ta khi nghe nói chim gõ kiến gõ trên thân cây đều nghĩ rằng cây sẽ bị hư. Sự thật trái lại. Chim làm cho cây tươi tốt. Trước hết, gõ kiến là loài chim sống nhờ cây, ở trong bộng cây và ăn cũng ở đấy. Trong những kẽ nứt của vỏ cây, các loại sâu bọ sống trong ấy. Theo bản năng, chim gõ kiến tìm kiếm các loại này, có khi bên ngoài không thấy được. Chim gõ kiến khoét một lỗ nhỏ dẫn đến ngay chỗ con mồi trú ngụ và ăn chúng, phần lớn loại này thường phá hoại cây cối. Làm cách nào chim gõ kiến lách vào được trong cây? Đó là nhờ cái mỏ cứng và nhọn như một cái đục. Rồi còn nhờ cái lưỡi. Có loài cái lưỡi dài gấp hai lần cái đầu. Lưỡi của chim hình tròn, ngoài cùng có ngạnh nhỏ li ti rất cứng ở hai bên. Lưỡi ở trong mỏ cong lên như cái lò xo. Khi gõ kiến săn tìm côn trùng, lưỡi có thể búng xa khỏi mỏ xuống dưới đường rãnh của vỏ cây. Gõ kiến không chỉ mổ vào cây sống mà còn dùng mỏ cứng khoét lỗ vào cây khô để làm tổ, chúng thích những cây có bộng ngược chiều lên. Có khi gõ kiến khoét hai lỗ, như cửa trước và cửa sau. Nhờ đó mà chim có thể thoát nếu có khách không mời xuất hiện.

7. Tại sao chim gõ kiến không bị đau đầu?

Những con gõ kiến pileated, loài lớn nhất ở Bắc Mỹ, bổ tới tấp chiếc đầu của nó vào thân cây với vận tốc 24km/h, mỗi giây 20 lần. Vậy tại sao đầu của chúng không bị tan ra từng mảnh?

Cơ bắp săn chắc, xương sọ cấu tạo kiểu bọt biển, cùng với một mí mắt dày cộp đã giữ cho bộ não của chúng được nguyên vẹn. Cùng với những cú gõ thẳng tắp như mũi tên vào thân cây giúp tránh gây chấn động lên đầu, cơ thể của loài chim cũng được thiết kế để giảm thiểu tác động. Một phần nghìn giây trước khi cú gõ xảy ra, khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại còn mí mắt thì nhắm chặt lại. Một phần lực được giải toả xuống cơ ở cổ và bảo vệ sọ khỏi bị một cú trời giáng. Xương chịu nén ở sọ cũng tạo nên một lớp đệm bảo vệ. Trong khi đó, mí mắt nhắm chặt của con chim bảo vệ mắt khỏi bị bất cứ mảnh gỗ nào bắn vào và giữ con ngươi được cố định. “Mí mắt có tác khỏi bị bắn dụng như cái thắt lưng an toàn và giữ mắt khỏi bị bắn ra khỏi mặt”, Schwab nói. “Nếu không lực gia tốc sẽ xé tan võng mạc”. Bản thân phần bên ngoài của mắt cũng rất chắc ly máu để bảo xô đẩy. Não và căng đầy máu để bảo vệ võng mạc khỏi bị xô chim cũng rất chắc chắn trong những lần bổ đầu như vậy. Những chấn thương lên đầu người thường làm bộ não bị va đập lắc lư trong lớp chất lỏng tuỷ não. Nhưng chim gõ kiến thì hầu như không có lớp chất lỏng này. Trong khi các nhà khoa học không chắc chim gõ kiến có bị đau đầu hay không, nhưng Schwab chỉ ra rằng ít ra loài chim này cũng có khả năng chịu đau rất tốt.

8. Tại sao sữa bò có màu trắng?

Trong sữa bò có thành phần cazein kết hợp với một số chất béo, tạo nên màu trắng. Sữa bò cung cấp một loạt các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, mặc dù nó có thể gây ra sự kháng lactoza - tình trạng khó tiêu hoá đường đặc trưng trong sữa. Sữa bao gồm 5% lactoza, 3,7% mỡ và 3,5% protein. Chất cazein giàu canxi là protein phổ biến nhất và sự kết hợp của cazein với một số chất béo tạo nên màu sắc cho món đồ uống ngon lành này. Màu trắng là màu tự nhiên của sữa, là kết quả của các bước sóng của ánh sáng nhìn thấy được chiếu vào mắt. Cazein và một số chất béo phản chiếu dải bước sóng rộng nên khiến sữa có màu trắng.

Chuyên mục: Tin khác