Làm cách nào để nhân viên luôn hăng hái làm việc? Bí quyết quản lý nào giúp nhân viên làm việc đạt hiệu quả ? Muốn trở thành nhà quản lý mà mọi nhân viên đều phải “tâm phục, khẩu phục” thì cần học hỏi những điều gì?
Đây là những câu hỏi luôn được rất nhiều nhà quản lý nhân sự trong doanh nghiệp quan tâm. Bởi quản lý nhân sự là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần, nếu quản lý tốt sẽ giúp nhân viên muốn gắn bó lâu dài, có nhiều năng lượng làm việc, nhưng nếu không quản lý tốt có thể dẫn đến việc tâm lý hoang mang, hiệu quả công việc thấp.
Dưới đây 8 tuyệt chiệu giúp bạn quản lý được nhân viên một cách hiệu quả nhất.
1. Xây dựng môi trường làm việc
Bạn cần xây dựng hình ảnh một môi trường làm việc mà ở đó tất cả mọi người đều muốn được thể hiện, được cống hiến hết sức mình. Một công ty chỉ với vài chiếc máy tính và những bộ bàn làm việc đơn sơ được đặt trong một căn phòng chật chội thì khó có thể mà giữ chân nhân viên được lâu dài so với một nơi làm việc rộng rãi, mát mẻ, có nhiều hoạt động team building giúp nhân viên cảm thấy hứng thú và cùng vui chơi giải trí sau giờ làm việc mệt mỏi.
Ngoài ra, bạn hãy đặt nhân viên luôn là sự ưu tiên hàng đầu của bạn, hãy dành thời gian cùng thảo luận nếu có thắc mắc về các dự án, cùng giải quyết các vấn đề quan trọng.
2. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên nền tảng chia sẻ và giao tiếp
Cách tốt nhất để gắn kết và giữ lửa cho một tập thể doanh nghiệp là xây dựng một nền văn hóa độc đáo, có bản sắc riêng và được xem là thứ tất yếu để tất cả nhân viên khi nhìn vào đều có thể tự hào và cố gắng gìn giữ nó. Do vậy, nhà quản lý nên chủ động giới thiệu cho nhân viên mới về các văn hóa của công ty như đạo đức nghề nghiệp, các nghi lễ, cách hợp tác và những cảnh báo, bởi chúng là điều mà nhân viên rất muốn biết vì nó có tác động trực tiếp tới các hoạt động hàng ngày của họ.
“Giao tiếp” và “chia sẻ” là hai từ khoá chính tạo nên sự thành công trong việc quản lí nguồn nhân lực hiệu quả.
Nhờ đó mà nhân viên có thể đặt niềm tin và ở lại lâu dài, quan hệ không đơn thuần chỉ là sếp và nhân viên, mà còn có cả quan hệ anh em, bạn bè ở đó có sự sẻ chia, lắng nghe và giúp đỡ nhau.
3. Gương mẫu, hòa đồng với nhân viên, làm tấm gương sáng cho mọi người noi theo
– Đi làm đúng giờ hoặc thậm chí đến sớm hơn giờ làm 5 10 phút để sắp xếp công việc cho ngày mới.
– Làm việc với năng suất ít nhất là bằng với các nhân viên.
– Thực hiện đúng những nội quy, nguyên tắc của công ty đã đề ra. Một khi vi phạm phải tự động nhận lỗi và chấp nhận kỷ luật, khiển trách như mọi nhân viên khác.
– Chủ động gánh vác những công việc khó khăn.
– Luôn gần gũi, hòa đồng cùng nhân viên tham gia các buổi đào tạo, vui chơi ngoại khóa để gia tăng sự hiểu biết và tình đồng nghiệp càng thắt chặt hơn và đặt biệt là hãy luôn công bằng, không thiên vị bất cứ ai.
4. Xây dựng đội nhóm - Phát triển kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm trong doanh nghiệp là quá trình cùng nhau tập luyện và chinh chiến để đạt được những kế hoạch đã đặt ra. Nhân viên sẽ làm việc hiệu quả hơn nhờ hiểu rõ đồng nghiệp, sáng tạo hơn nhờ tương tác ăn ý, từ đó làm tăng hiệu suất lao động. Qua đó sẽ giúp mọi người lắng nghe nhau nhiều hơn, thấu hiểu nhau nhiều hơn và phát triển được thế mạnh của mỗi cá nhân.
5. Tinh thần trách nhiệm tối cao, hết lòng với công việc
Nhà quản lý nhân sự thành công là người luôn nhắc nhở cho nhân viên phải có trách nhiệm với công việc. Tạo cho nhân viên thói quen đúng hạn, biết chuẩn bị kỹ lưỡng về các kế hoạch và lường trước được các rủi ro xảy ra và cùng cố gắng hết sức để thực hiện mục tiêu chiến lược nhằm đóng góp cho sự phát triển công ty và đem lại lợi ích cho người lao động.
Người quản lý phải luôn bày tỏ sự tin tưởng, đặt niềm tin vào sự thay đổi tốt đẹp của nhân viên, tránh đưa ra những lời nhận xét nặng nề khi nhân viên hoàn thành công việc không tốt dẫn đến tâm lí hoang mang, chán nản.
6. Định hướng công việc và phát triển bản thân cho nhân viên
Sẽ thật tuyệt vời đến nhường nào nếu doanh nghiệp bạn không chỉ cho nhân viên một công việc mà còn là một sự nghiệp để phát triển lâu dài.
Nhà quản trị nhân lực cần làm rõ cho nhân viên thấy được công việc cụ thể của bản thân mình ra sao. Việc xác định được đúng hướng công việc rất quan trọng để tránh vượt quá quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Bên cạnh đó người quản lý cần định hướng và ươm mầm cho sự phát triển bản thân của nhân viên, tạo cơ hội cho các ứng viên thiếu kinh nghiệm tham gia vào các buổi onboarding hiệu quả, liên tục bổ sung thêm những kĩ năng sống và kĩ năng làm việc mới cho nhân viên của mình.
7. Theo dõi, khích lê, tạo động lực phấn đấu
Nhà quản lý phải nắm được tần suất làm việc, kết quả từng khâu hoạt động của các bộ phận, kiểm soát được chi tiết thời gian nghỉ phép, giờ đi làm, KPI … Việc theo dõi kiểm soát chặt chẽ này giúp bạn sẽ hiểu rõ về tình hình hoạt động nhân sự trong doanh nghiệp và đưa ra quyết định đúng đắn để khích lệ.
Hành động khích lệ kịp thời sẽ giúp một nhân viên làm việc với phong độ chưa tốt sẽ quay trở lại làm việc với 100% sức lực của mình. Với các nhân viên đã đạt được kỳ vọng, bạn có thể khích lệ để họ liên tục lập những kỷ lục mới.
Không những vậy, nhà quản lý nên trao thưởng cho nhân viên, bởi đơn giản họ là người xứng đáng được trả công cho những cống hiến của mình. Đây được xem là chất xúc tác khiến các nhân viên khác tích cực phấn đấu để theo kịp tập thể. Bên cạnh đó, họ sẽ hạnh phúc vì được cấp trên xem trọng và sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ, sáng tạo và cống hiến hơn nữa.
Để trở thành một nhà quản lý nhân sự hiệu quả, luôn được nhân viên nể phục không hề đơn giản tí nào. Điều quan trọng hơn hết khi bạn là nhà quản lý thì bạn không nên áp đặt suy nghĩ và quyết định của mình lên đầu nhân viên. Đó mới chính là thành công trong cách quản lý nhân viên tốt nhất.