Kỹ năng quản lý nhân viên sale luôn là bài toán đầy thách thức đối với các doanh nghiệp bởi nhân viên sale là một trong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.
Nhưng ngoài việc đào tạo kỹ năng sale tốt cho nhân viên thì doanh nghiệp cũng cần phải có cách quản lý nhân viên hợp lý, đảm bảo hiệu quả công việc hoàn thành tốt nhất. Vậy để quản lý nhân viên sale ngoài thị trường một cách hiệu quả nhất thì nhà lãnh đạo cần phải làm gì?
1. Tạo động lực làm việc cho nhân viên sale
Với tính chất công việc luôn hoạt động ngoài thị trường để có thể tìm kiếm khách hàng và mang về lợi nhuận cho công ty. Các nhà quản lý cần hiểu rằng mỗi nhân viên cần được tạo động lực theo nhiều cách khác nhau. Có một số người thích được thúc đẩy bằng các cuộc thi, một số người lại thích các phần thưởng, một số thích được thăng tiến và số khác lại muốn được tạo động lực bằng tiền bạc.
Một điều quan trọng không kém mà nhà quản lý cần nhớ đó là những người không có động lực làm việc sẽ không trở thành những cá nhân xuất sắc ngay cả khi bạn đưa cho họ $1.000 tiền mặt. Việc đầu tiên người quản lý phải tìm hiểu và nắm được động lực làm việc của mỗi nhân viên là gì? Khi biết được động lực làm việc, nó được xem như một “bàn đạp” để có thể thúc đẩy sự cố gắng trong công việc nhân viên. Kết hợp cùng một bài phân tích SWOT đầy đủ của từng nhân viên để vạch ra kế hoạch training và giao việc phù hợp với từng người. Từ đó, sẽ tạo nên động lực để họ thể hiện được kỹ năng của bản thân và không ngừng trau dồi để hoàn thành công việc. Thay vì giao việc một cách vô tội vạ, tạo nên cảm giác không thoải mái khi làm việc mà kết quả công việc đem lại không đạt chất lượng sẽ khiến nhân viên dễ dàng nghỉ việc tìm kiếm những cơ hội mới. Do đó, một người quản lý giỏi phải nhìn ra được động lực và thế mạnh của nhân viên để có định hướng phát triển riêng.
2. Đặt ra những mục tiêu năng suất
Đưa ra được mục tiêu năng suất là điều đòi hỏi cần phải có ở các nhà quản lý sale. Để có thể đưa ra được mục tiêu cụ thể, bạn có thể thực hiện theo cách sau đây. Trong tháng đầu tiên, yêu cầu nhân viên thực hiện được tối thiểu 1/3 số cuộc điện thoại cần gọi và 1/3 số cuộc hẹn gặp khách hàng. Trong tháng thứ hai, các nhân viên này phải nâng được con số 1/3 lên 2/3. Trong những tháng tiếp theo, họ phải đạt được 90% hoặc vượt hơn chỉ tiêu đặt ra.
Sau một thời gian theo dõi kết hợp cùng những báo cáo thì bạn sẽ biết được nhân viên nào gọi điện thoại chào hàng nhiều nhất, nhân viên nào gọi ít nhất, từ đó tính được con số trung bình của cả nhóm và có thể đưa ra một con số phù hợp cho đội ngũ nhân viên sale của mình.
Bên cạnh đó, hằng tháng nhà quản lý phải phân tích cho sales thấy hiệu quả công việc của họ so với mức trung bình toàn team từ đó đưa ra những hiệu chỉnh phù hợp: bản thân sales phải thay đổi hoặc chiến lược của công ty phải thay đổi. Với cách quản lý như vậy, toàn team sales sẽ nỗ lực nhằm tối ưu hóa hiệu quả công việc cũng như tăng cường học hỏi chia sẻ. Thêm vào đó, bản thân nhân viên sẽ cảm thấy việc report là cần thiết và mục đích cuối cùng là phục vụ hiệu quả công việc cho bản thân sale.
3. Thường xuyên đào tạo kiến thức và huấn luyện nâng cao kỹ năng cho nhân viên
Có một vấn đề mà nhà quản lý cần biết đó là 40% doanh thu mất đi là do nhân viên chưa được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, nhân viên chưa có kỹ thuật chốt sale… Vì thế để giải quyết được vấn đề trên bạn nên thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm bán hàng cho nhân viên của mình giúp nhân viên nâng cao được kiến thức và kỹ năng của bản thân trong hoạt động bán hàng. Ngoài ra bạn có thể cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng sale chuyên nghiệp góp phần tạo nên đội ngũ nhân viên chất lượng.
4. Luôn lắng nghe và cùng nhân viên khắc phục những khó khăn
Nhân viên sale là người thường xuyên tiếp xúc hằng ngày với khách hàng. Có thể nói, họ hầu như hiểu hết được tâm tư của khách hàng. Bởi vậy, những đóng góp của nhân viên cũng chính là những ý kiến của khách hàng để giúp doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó các đánh giá của nhân viên về nhu cầu của khách hàng sẽ giúp bạn khai thác được nhiều giá trị và từ đó đưa ra hướng thay đổi sản phẩm của cửa hàng sao cho thoả mãn được những gì khách hàng mong muốn. Ngược lại, nếu nhân viên của bạn đóng góp ý kiến mà không nhận được sự phản hồi tích cực từ quản lý, họ sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái tự ái và có thể sẽ không bao giờ đóng góp thêm ý kiến nào về khách hàng cho bạn. Đây là một thiệt hại rất lớn để khai thác được thông tin của khách hàng.
Ngoài ra, người quản lý tốt là người phải luôn lắng nghe và cùng nhân viên giải quyết những vấn đề khó khăn của họ. Vì chỉ khi tin tưởng bạn họ mới chia sẻ và mong nhận được sự lắng nghe, cùng họ giải quyết khó khăn. Chính vì vậy, quản lý nhân viên sale hiệu quả là bạn cần lắng nghe để hiểu, ghi nhận các ý kiến đóng góp, đồng hành cùng với họ trong công việc.
Đây được xem là yếu tố quan trọng để bạn tăng doanh thu vì vậy đừng quên giữ liên lạc và trao đổi với nhân viên sale của mình.
5. Khen thưởng và công nhận đóng góp của nhân viên
Khi được công nhận những nỗ lực và thành quả vừa đạt được, mọi nhân viên đều cảm thấy vui mừng vì những đóng góp được quản lý, doanh nghiệp ghi nhận. Từ đó, họ sẽ thấy được rằng bạn không chỉ quan tâm đến doanh số, chỉ tiêu mà còn quan tâm đến từng nhân viên của mình.
Việc đánh giá và ghi nhận nỗ lực của nhân viên không công bằng sẽ khiến họ cảm thấy bị đối xử bất công, không hài lòng dẫn đến tình trạng đố kỵ lẫn nhau. Làm cho nội bộ team trở nên mâu thuẫn. Do đó, việc đánh giá và đưa ra chế độ khen thưởng công bằng, minh bạch rất quan trọng, góp phần tiếp thêm động lực để nhân viên có thể cố gắng hoàn thành được nhiều chỉ tiêu trong thời gian tới và cuối cùng là tạo nên một tập thể đoàn kết, giúp bạn dễ dàng quản lý hơn.
6. Ứng dụng công nghệ vào việc quản lý nhân viên
Khi quản lý nhân viên sale theo cách thức truyền thống, nhà quản lý sẽ gặp nhiều bất tiện cũng như tốn nhiều thời gian, công sức. Nhưng với thời đại 4.0 hiện nay và cùng với đặc thù công việc ở ngoài thị trường, thay vì sử dụng cách quản lý truyền thống. Bạn hãy thử ứng dụng giải pháp app chấm công bằng điện thoại để quản lý thời gian và số lần nhân viên tiếp xúc khách hàng, khi bắt đầu gặp nhấn checkin và kết thúc cuộc gặp nhấn checkin. Qua đó sẽ theo dõi được tiến độ, khả năng làm việc của nhân viên, khiến họ có trách nhiệm hơn với công việc và nhanh chóng phát hiện các vấn đề nảy sinh để hỗ trợ kịp thời. Phần mềm này không những giúp giám sát nhân viên chính xác, thuận tiện mà còn tăng hiệu quả bán hàng cho cửa hàng và doanh nghiệp.
Hi vọng với 6 cách trên sẽ giúp các nhà quản lý nhân viên sale đạt được hiệu quả tối ưu, từ đó xây dựng được một đội ngũ sale chất lượng, tinh nhuệ mang lại sự tăng trưởng đột phá trong doanh thu.