1. Tại sao có nhạc trưởng?
Một dàn đại hòa tấu có thể có hơn 100 nhạc công. Cần phải có một nhạc trưởng để điều khiển các nhạc sĩ chơi đúng nhịp. Ngày nay, một dàn hòa tấu nhạc cổ điển lớn thường có 90 nhạc cụ. Chia ra làm ba nhóm: nhạc cụ dây, nhạc cụ gió (gỗ và đồng), và nhạc cụ gõ. Trong một bản hòa tấu, các nhạc cụ ít khi được chơi đồng thời. Thường, mỗi nhạc sĩ chơi vào những lúc nhất định, và nhạc trưởng ra dấu cho họ khi nào bắt đầu hay khi nào dùng. Cũng chính nhạc trưởng tiến hành những buổi tập chung trước buổi biểu diễn cho đến khi nào thuần thục. Nhạc trưởng phải quan tâm cho buổi biểu diễn được trang trọng. Tùy theo tính chất của bài, ông dẫn dắt dàn nhạc diễn đạt tác phẩm một cách nhẹ nhàng hoặc hùng tráng.
2. Tại sao trước buổi hòa tấu có tiếng kèn Hautbois (hô boa)?
Tiếng kèn Hautbois không thay đổi độ cao. Nên các nhạc sĩ của dàn nhạc theo đó mà chỉnh nhạc cụ của mình. Trước mỗi buổi hòa tấu, kèn Hautbois tấu nốt la. Các nhạc sĩ còn lại hòa theo đó chơi nốt nhạc ấy. Kèn Hautbois là một nhạc cụ gió làm bằng gỗ rất cứng. Âm thanh Hautbois là một thứ giọng mũi rất lãng mạn. Cũng như mọi nhạc cụ gió khác, trừ sáo, nhạc sĩ thổi vào một lỗ có lưỡi gà. Lưỡi gà là một mảnh lưỡi làm cho hơi thổi của nhạc sĩ rung lên. Hautbois có lưỡi gà kép.
Thân kèn rỗng chứa một cột không khí. Khi nhạc sĩ thổi hơi xuyên qua lưỡi gà kép, cột khí âm thanh. Hautbois có nhiều lỗ. Khi nhạc sĩ bít lỗ nào đó, chiều dài cột khí thay đổi. Cột càng dài, âm càng trầm.
3. Tại sao diễn viên phải hóa trang?
Trước khi biểu diễn trên sân khấu, các diễn viên hóa trang để làm nổi bật nét mặt hay để thay đổi vẻ mặt cho hợp với vai diễn. Hóa trang làm nổi bật các nét tự nhiên của gương mặt hoặc ngược lại thay đổi nó hoàn toàn. Trên sân khấu, các diễn viên tô đậm mắt, môi để nổi bật thần sắc. Không làm như vậy, khoảng cách sân khấu xa làm cho gương mặt diễn viên nhợt nhạt đi. Trong điện ảnh, hóa trang còn đậm nét hơn. Khi chụp cảnh gần, hóa trang tạo 2 mc trơn láng, đồng đều làm cho gương hơn. Để tạo dáng già nhăn nheo cho diễn viên, phải hóa trang rất dày. Trong phim kinh dị và khoa học giả tưởng, hóa trang còn ngoạn mục hơn nữa: sẹo, gương mặt khiếp đảm, nhân vật quái dị. Hóa trang thường là công việc của những người có chuyên môn.
4. Tại sao cần có đạo diễn?
Công việc của đạo diễn cũng giống như công việc của nhạc trưởng. Ông chỉ đạo các buổi diễn tập và các diễn viên vào vai. Ông xây dựng kịch bản thành bộ phim, đứng ra tổ chức phối hợp các công đoạn quay phim và dựng phim. Trên sân khấu, ông là người chỉ đạo dàn dựng phong cảnh, tổ chức lo ánh sáng và âm thanh, để bối cảnh giống như thật. Đạo diễn phim luôn luôn kết hợp với người phối cảnh để thay đổi đối thoại, nếu thấy cần thiết. Chính đạo diễn chọn diễn viên và phân vai. Điều quan trọng là phim phải hoàn thành đúng thời lượng và không vượt quá ngân sách dự kiến. Nhà sản xuất đầu tư vốn cho dự án và phụ trách công việc quảng cáo nên họ rất quan tâm đến đạo diễn.
5. Tranh “trừu tượng” là gì?
Đôi khi không thể nhận ra chủ đề của bức tranh. Có vẽ những họa sĩ không chỉ định trình bày một vật, sự vật quan gì phố hay một nhân vật cụ thể. Ta gọi là tranh trừu tượng. Một bức tranh trừu tượng là sự kết hợp các hình thế, màu sắc sinh ra từ trí tưởng tượng của họa sĩ, chẳng liên đến thực tế. Nghệ thuật trừu tượng xuất hiện lần đầu tiên trước Thế chiến thứ I. Từ đó, nghệ thuật này trở nên biến. Bức tranh bên cạnh là của một họa sĩ Hà Lan, Piet Mondrian. Trong nghệ thuật trừu tượng, họa sĩ tìm cách diễn đạt cảm xúc của mình. Khi họa sĩ tìm cách mô tả nổi giận dữ bằng màu sắc và hình thể, tranh của ông gần giống như một bản nhạc. Ta chẳng nhận ra được gì cả, nhưng càng ngắm ta càng cảm nhận ra một xúc cảm gần giống như khi nghe một bản hòa tấu vậy.
6. Tại sao gánh xiếc có sàn diễn tròn?
Các nghệ sĩ xiếc biểu diễn trên một sàn diễn tròn để cho mọi khán giả có thể xem được họ và để chúng minh không dùng mẹo đánh lừa khán giả. Theo truyền thống, sàn diễn xiếc có đường kính 13 mét đã có từ thế kỷ XVIII. Vào năm 1768, Philip Astley là người đầu tiên đã xây dựng xiếc như ta thấy hiện nay. Ông ta thấy rằng nếu bắt ngựa phi trong một vòng tròn khá hẹp, lực ly tâm sẽ giúp ông đứng thăng bằng trên lưng ngựa. chước ông. Ở Paris, gia đình nhà Franconi đã lập “gánh xiếc Olympic” theo khuôn mẫu ấy. Từ “xiếc” (cirque) lần đầu tiên được dùng vào năm 1782, khi những kỵ sĩ thực hiện màn biểu diễn. Từ này có gốc từ chữ “circus” La Mã, là vòng đua xe ngựa hình tròn.
7. Tại sao có chú hề trong gánh xiếc?
Gánh xiếc hấp dẫn là nhờ tài khéo léo và lòng can đảm khác thường của những diễn viên nhào lộn, của các nghệ sĩ đã làm cho khán giả hồi hộp. Khi khán giả quá hồi hộp, các chú hề sẽ xuất hiện để chọc cười. Oleg Popov ở gánh xiếc Matxcơva là một nghệ sĩ hề lớn, ông nổi tiếng không chỉ ở Nga mà cả ở châu Âu lẫn Mỹ. Đa số chú hề mặc bộ áo quần lố bịch, rộng thùng thình, mặt tô vẽ, mang tóc giả. Riêng Popov chỉ hóa trang và trang điểm rất ít. Ông nhập vai gì? Một anh chàng nặng nề chậm lụt tìm cách bắt chước các kỵ sĩ và các diễn viên nhào lộn. Ông cố gắng làm theo họ. Khi gần đến mức thành công thì đột nhiên làm hỏng một cách tệ hại, thế là khán giả bò lăn ra cười! Thực tế, Popov là một diễn viên tung hứng và thăng bằng tài giỏi không kém các nghệ sĩ khác.
8. Tại sao nhà ảo thuật cần các trợ cụ?
Trên sân khấu, nhà ảo thuật thường cần đến chiếc mũ lớn, cây gậy thần, khăn quàng cổ, áo choàng. Thật ra không phải trò ma thuật mà là tài khéo léo và các mẹo kín đáo mà thôi. Nhà ảo thuật không có ý định gì khác làm trò tiêu khiển phục vụ khán giả. Ông ta khéo léo đến độ khán giả cứ tưởng màn diễn như có ma thuật. Thật ra ông chỉ lanh tay trao chuyển các đồ vật. Chẳng hạn, ông đặt một bình hoa trong hộp, khép kín hộp tứ phía rồi phủ một chiếc khăn lên. Ông mở hộp ra, hoa biến mất. Dĩ nhiên không phải ma thuật làm hoa biến mất mà là một mẹo lừa chiếc hộp. Sự nhanh tay và khéo léo của nhà ảo thuật đã tạo một cảm giác ma thuật khó hiểu. Nếu hoa biến mất thật sự, thì người đầu tiên ngạc nhiên sẽ là nhà ảo thuật.
9. Tại sao đôi khi người ta tin vào ma thuật?
Tin vào ma thuật nghĩa là tin rằng trong thiên nhiên có một lực siêu nhiên mà con người có thể chế ngự. Ngày xưa, các phù thủy chữa bệnh cho bệnh nhân bằng các cây thuốc, bằng các cử chỉ và những mẹo ma thuật. Người ta tưởng rằng bệnh lành là do ma lực chứ không phải do cây thuốc. Hiện nay ở vài dân tộc, ma thuật vẫn còn thông dụng. Ma thuật có thể gồm các liều thuốc, bùa mê và câu thần chú. Có thể thực hiện ma thuật bằng cách bắt chước. Người ta tin có thể đạt những gì mong ước bằng cách làm theo ma thuật. Múa cầu mưa sẽ làm ra mưa. Ma thuật cũng có thể thực hiện bằng tiếp xúc. Bằng cách cho một vật đặc biệt chạm vào bệnh nhân, cơn sốt sẽ giảm. Nhưng ma thuật cũng có thể gây đau đớn cho một người khi đâm một cây kim vào một mô hình tượng trưng cho người ấy. Dù sao đó cũng chỉ là sự mê muội.