Giải Đáp Thắc Mắc Cho Những Câu Hỏi “Tại Sao” Thường Gặp Trong Cuộc Sống | App chấm công XWorkBee

Giải Đáp Thắc Mắc Cho Những Câu Hỏi “Tại Sao” Thường Gặp Trong Cuộc Sống

Mục lục

1. Tại sao sấm sét thường đánh cây cối?

Khi luồng chớp lóe lên từ mây xuống mặt đất, nó chọn Con đường gần nhất. Nghĩa là nó chọn những điểm cao nhất ở mặt đất như là cây cối ngoài đồng.

Mây của cơn giông cũng giống như một máy phát điện. Cực điện dương nằm ở trên đỉnh mây và điện âm đáy. Ánh chớp là tia điện phát ra giữa hai đỉnh ấy. Ánh chớp có thể xuất hiện giữa hai đám mây hoặc giữa đám mây và mặt đất. Ánh chớp luôn luôn tìm con đường ngắn nhất để đi xuống mặt đất. Không khí là vật dẫn điện xấu, nên thường tạo ra một lực đối kháng với dòng điện. Một cây đơn độc là con đường nhanh nhất để dòng điện đi xuống mặt đất. Các tòa nhà cao cũng rất dễ hút sấm sét. Do vậy, cần có những bộ phận thu lôi để bảo vệ các công trình cao.

2. Tại sao những cơn lốc lại tàn phá dữ dội?

Gió lốc là những cơn gió xoáy tròn mạnh khủng khiếp, với vận tốc khoảng 300km/h. Có nơi gọi là con trốt, có nơi gọi là bão. Chúng sinh ra ở các vùng biển nóng vừa di chuyển vừa hút thêm độ ẩm. Một cơn lốc có thể có đường kính 400km. Tâm của lốc gọi là “mắt lốc”. Đó là vùng thời tiết yên tĩnh có đường kính rộng khoảng qua 40km. Xung quanh vùng này có những vùng gió xoáy thổi lên giống như một ống khói vô hình. Mắt lốc đi thì tương đối yên nhưng kế đó các cơn gió lốc lại dữ dội khủng khiếp

3. Tại sao hạt tuyết có dạng tinh thể?

Hơi nước gặp lạnh sẽ đông lại thành những hạt nước li ti. Tuy vậy, trong không khí lạnh, hơi nước có thể chuyển thẳng thành tinh thể đá. Các tinh thể này có thể kết hợp lại thành hạt tuyết. Trong một đám mây tuyết, không chỉ có những luồng gió mạnh cuốn lên trên mà nhiệt độ cũng khá lạnh, mà không được quá lạnh, thì các giọt nước mới chuyển thẳng thành tinh thể. Hình dạng của các tinh thể thay đổi tùy theo nhiệt độ và độ ẩm không khí nơi chúng hình thành và nơi chúng rơi xuống. Vì vậy không bao giờ có hai tinh thể tuyết giống y hệt nhau.

4. Tại sao có cầu vồng?

Khi có một tia sáng chiếu xuyên qua giọt nước, nó bị thay đổi hướng. Ánh sáng là một hỗn hợp nhiều màu sắc Các màu bị giọt nước làm chuyển hướng nhiều ít khác nhau. Kết quả là ta có một vòng cung nhiều màu trên bầu trời. Tia sáng di chuyển theo đường thẳng, nhưng sẽ chuyển hướng khi đi ngang qua vật khác: chẳng hạn như khi ánh sáng đi từ không khí sang thủy tinh hoặc từ không khí vào nước. Hiện tượng ấy gọi là khúc xạ. Do vậy, các giọt nước có thể làm khúc xạ các tia nắng. Tuy nhiên, các tia sáng phải chiếu đến các giọt nước theo một góc tương đối nhỏ, vì vậy mà ta chỉ thấy cầu vồng buổi sáng hoặc buổi chiều chứ không bao giờ thấy vào buổi trưa. Từ trên máy bay nhìn xuống, đôi khi ta thấy được một cầu vồng hình tròn nguyên vẹn.

5. Tại sao có những khúc uốn ở các dòng sông thay đổi?

Lực của dòng nước đánh vào bờ ngoài khúc uốn và làm xói mòn chỗ ấy. Ở bờ trong khúc uốn là nơi bùn và cát tích tụ lại. Do hai tác động ấy, khúc uốn của sông ngày càng cong thêm. Hãy tưởng tượng bạn đang đi thuyền trên một dòng sông. Dòng nước đẩy bạn ra phía ngoài khúc uốn, bạn cần phải chèo và lái mạnh hơn để khỏi chạm vào bờ sông. Ở điểm uốn kế tiếp, bạn cũng phải làm như vậy. Dòng nước đập mạnh từ bờ này đến bờ kia. Tác dụng này càng mạnh khi dòng nước mang theo cát sỏi. Khúc uốn khởi đầu hình thành như thế nào? Dòng nước chảy theo triền nghiêng lớn nhất của vùng và liên tục đổi hướng chảy.

6. Tại sao một số dòng sông lại có vùng châu thổ?

Châu thổ được tạo ra do sự bồi đắp phù sa ở cửa sông. Nó có hình thể một tam giác giống như chữ A (delta - chữ cái tiếng Hy Lạp). Châu thổ sẽ hình thành ở cửa sông nếu sông mang ra nhiều phù sa đến độ các luồng nước biển và thủy triều biển không thể kéo hết ra khơi. Các sông ngòi chảy vào hồ hoặc biển nhỏ cũng có châu thổ. Như sông Nile và sông Rhône chảy vào Địa Trung Hải. Ở điểm mà sông đổ ra biển hay hồ, lưu lượng nước sông đột nhiên yếu đi. Phù sa lắng tụ ở cửa sông và bít kín nó lại. Nước chảy tràn lên hai bờ dòng sông cũ và đào thêm những luồng mới để có thể tiếp tục đổ phù sa ra biển. Vùng đầm lấy tam giác sẽ hình thành và dần dần mở rộng ra; đó là vùng châu thổ.

7. Tại sao có hang động ngâm trong lòng đất?

Các hang động, sông và hồ ngầm hiện diện trong những vùng đá vôi, vì đó là loại đá độc nhất bị nước mưa 00041 hòa tan. Hang đá vôi là do nước tạo ra bằng hai cách.

Trước tiên nước mưa hòa tan đá vôi tạo ra những khe nứt rộng dần để cuối cùng trở thành hang. Trong hang còn có những dòng sông ngầm gây ra hiện tượng xâm thực. Một số các hang động này rất đẹp vì chứa những chỏm đá hình kim hay hình trụ, thạch nhũ trên và thạch nhũ dưới. Cũng có hang động còn hiện diện trong đá bazan, đó là những phòng hỏa sơn thành hình khi những dòng dung nham nguội chảy trên mặt đất nhưng vẫn còn lỏng ở dưới sâu. Khi khối đá này chảy đi hết, sẽ chỉ còn lại hang. 

Chuyên mục: Tin khác