Những Sự Thật Mà Nhiều Người Chưa Bao Giờ Biết | App chấm công XWorkBee

Những Sự Thật Mà Nhiều Người Chưa Bao Giờ Biết

Mục lục

1. Tại sao bánh mì lại quan trọng như vậy?

Bánh mì được chế biến thành nhiều kiểu, n được con người tiêu thụ n trên khắp thế giới. Bánh mì được xem như là lương thực chủ yếu ớt rô đã truy của cuộc sống. Tại nhiều quốc gia, bánh mì cung cấp trên dưới 50% lượng calories hằng ngày cho đại bộ phận dân số. Nơi nào đại đa số dân chúng có thu nhập thấp, nơi ấy bánh mì được coi là thức ăn tiết kiệm nhất, là một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Ở nước Mỹ, nơi có mức thu nhập cao hơn hầu hết các nước khác, người ta tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm cao cấp hơn. Do đó, bánh mì chỉ cung cấp 14% calories trong bữa ăn hằng ngày. Tuy dùng ít, nhưng lượng bánh mì hằng ngày cũng cung cấp đủ các thành phần bổ dưỡng theo những tỉ lệ cần thiết như sau: 20% protein, 26% thiamine, 24% niacin, 14% riboflavin, 34% sắt, 17% calcium. Do đó, bánh mì quan trọng biết bao. Đa số người có thu nhập thấp thích ăn bánh mì trắng là loại có ít chất dưỡng. do đó, công nghệ làm bánh mì ở một số quốc gia đã làm tăng “chất lượng” của bánh mì trắng bằng cách thêm vào những loại vitamin cần thiết để bù vào sự thiếu hụt chất bổ dưỡng trong bữa ăn hằng ngày của người dân.

2. Tại sao gạo lại dẻo?

Đó là do tinh bột bám vào hạt gạo. Gạo trở nên dẻo khi được xử lí với hơi nước ở nhiệt độ 105°C. Dưới tác dụng của nhiệt và hơi ẩm, các phân tử amylose chứa tới 70% tinh bột dính mạnh vào nhau và gạo trở nên dẻo. Gạo nếp chứa 100% amylopectin - một dạng tinh bột có các phân tử lớn hơn ở gạo thường.

Tại sao không nên để chung khoai lang với khoai tây?

Khoai lang và khoai tây đều thuộc họ khoai, nhưng nếu để chúng chung một chỗ, thì chúng sẽ “một sống một chết với nhau”. Cất giữ khoai tây, tốt nhất là trong môi trường từ 2 đến 4°C, nếu bị nóng chúng sẽ mọc mầm và bị xanh. Khoai tây sau khi mọc mầm sẽ sinh ra một loại độc tố, gọi là long quỳ tố, rất có hại cho người và động vật. Nhưng khoai lang thì lại thích môi trường trên dưới 15°C, nếu thấp dưới 9°C thì nó sẽ bị rỗng ruột, chẳng bao lâu sẽ bị thối. Khoai tây và khoai lang đối với nhiệt độ bên ngoài có yêu cầu khắt khe như vậy nên nếu chúng ta cứ cố để chúng ở một chỗ với nhau, thì nhất định sẽ có một thứ bị tổn hại hoặc thậm chí là cả hai đều bị tổn thất.

3. Tại sao trong một gói lạc, những hạt to thường nằm ở trên?

trệ Mặc dù những hạt lạc to thường nặng hơn những hạt khác, nhưng chúng luôn nằm ở trên, trong khi các hạt nhẹ hơn lại nằm ở dưới. Điều này không chỉ phụ thuộc vào khối lượng riêng mà còn tùy vào áp suất không khí giữa các hạt lạc. Từ lâu người ta đã biết rằng khi bị lắc hoặc quay, các hạt có độ lớn hoặc trọng lượng khác nhau sẽ tách ra riêng rẽ (ở nông thôn, người ta thường dùng mẹt để sàng gạo, tách thóc và gạo gãy riêng ra), tuy nhiên đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng cho hiện tượng này. Khi nghiên cứu sự phân bố của các hạt ở những điều kiện khác nhau đã phát hiện ra rằng: áp suất không khí giữa các hạt có tác động đáng kể tới sự phân tách. Khi áp suất càng lớn thì các hạt to càng dễ bị đẩy lên trên, nhưng khi áp suất giảm thì các hạt to và nặng lại chìm xuống dưới. Ở điều kiện áp suất bình thường, khi bị sàng hoặc lắc, các hạt va chạm, dồn nén lại, khiến áp suất không khí giữa chúng tăng lên, đẩy các hạt có thể tích lớn lên trên. Trong mọi trường hợp các hạt to thường nằm ở trung tâm chứ không bao giờ nằm ở rìa.
 

4.Tại sao ngôn từ có những nghĩa nhất định?

Thật sự, ngôn từ là những “quy ước” hay biểu tượng thay thế cho một cái gì đó. Chúng có được từ những âm thanh do con người tạo ra. Khi hai người hay nhiều người quyết định rằng một âm thanh hay một nhóm âm thanh nào đó sẽ mang một ý nghĩa mà họ cùng hiểu, tức là họ đã có chung một tiếng nói. Vì vậy, ngôn từ có nghĩa nhất định chỉ bởi vì một số đông người quyết định rằng những từ ấy phải có nghĩa như thế. Khi những âm thanh D, O và G được xếp lại và cho ra từ dog, những người nói tiếng Anh đồng ý với nhau rằng từ “dog” thay thế cho một con vật đặc biệt. Nếu một người Anh nói “dog”, người Anh khác tự động thấy ngay hình ảnh một con chó. Còn người Nga thì sao? Từ “dog” chẳng có ý nghĩa gì đối với họ cả. Họ dùng từ “sobaka” để chỉ con chó. Trong khi đó người Ý dùng từ “cane” khi muốn nói đến con chó. Ngay cả luật dùng từ cũng không giống nhau ở mỗi ngôn ngữ. Tất cả đều tùy thuộc vào điều mà người ta đã đồng ý về ngôn ngữ ấy. Trong Anh ngữ, nếu bạn muốn nói đến nhiều con chó, bạn phải thêm “s” ngay sau dog (dogs). Tiếng Ý thì đổi chữ cuối của “cane” thành “i” (cani). Người ta học cách dùng và hiểu nghĩa ngôn từ của một ngôn ngữ nào đó ngay từ khi còn nhỏ. Lúc ấy, bạn đã biết bắt chước những âm thanh do cha mẹ và những người xung quanh nói. Bạn liên kết những âm thanh ấy với những sự vật, những hành động và những ý nghĩ rõ ràng. Bạn học cách sắp xếp các từ lại với nhau theo một cách nào đó và thay đổi vị trí của chúng khi cần thay đổi ý nghĩa. Đó là bạn đã học một ngôn ngữ.

5. Tại sao vài loại cá ấp trứng trong miệng?

Để cá con được nở và sinh trưởng an toàn, một vài loài cá đã chọn phương thức ngậm trứng trong miệng để ấp nở. Ở châu Phi, có một loại cá rô, sau khi thụ tinh cho trứng, liền ngậm trứng để ấp nở. Trong quá trình ấp trứng, cá thường xuyên cung cấp oxy cho trứng qua con đường hô hấp. Sau khi quá trình ấp nở hoàn tất, cá bố mẹ nhả cá con ra, lúc này cá con tuy đã có thể tung tăng trong nước, nhưng cá bố mẹ vẫn kè kè bên cạnh. Mỗi khi gặp kẻ thù, chúng lại ngậm đàn con vào miệng để bảo vệ. Cứ thế, cho đến khi đàn cá con đã có thể tự lập, cá bố chúng tách đàn.

Quá trình ấp nở và nuôi dưỡng kể trên, có khi là do các mẹ, có khi là do cá bố đảm trách, nhưng cũng có khi do cả hai cùng chia sẻ công việc này. Trong suốt thời gian này, do số lượng trứng quá nhiều, khiến miệng không ngậm lại được cá bố mẹ thường xuyên phải nhịn ăn suốt hơn 10 ngày. Quả là lòng hy sinh của cá bố mẹ cũng đáng cho chúng ta khâm phục.

Ở vùng biển Nam Hải (Trung Quốc) và Ấn Độ Dương, có loài cá Thiên Trúc Điều dài khoảng 7-20cm, tên khoa học là Apogonichthys Lineatus, cũng có tập quán ngậm trứng để ấp nở, nhưng thường là cá trống.

6. Tại sao đuôi thằn lằn có thể tự tái tạo?

Các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Scripps Research ở San Diego, California (Mỹ) vừa phát hiện thấy yếu tố myoseverine - vốn là một phân tử - khi bị đảo ngược quá trình phân hóa tế bào sẽ nắm giữ vai trò cơ bản trong việc giúp loài thằn lằn tự tái tạo phần đuôi của chúng khi bị đứt rời ra vì lý do nào đó. Theo đó, người ta cho rằng bình thường khi hình thành các cơ bắp trong bào thai, một số nguyên bào cơ sẽ phân chia thành các myocyte, là thành phần chủ yếu của các sợi cơ. Trường hợp thằn lằn bị đứt đuôi, phân tử myoseverine bắt đầu được tổng hợp. Nó sẽ tác động vào một số yếu tố của sự tăng trưởng phá hủy xương và làm đảo lộn quá trình phân hóa của tế bào. Những myocyte thoái lui để trở thành các nguyên bào cơ, phát triển dần và làm tái tạo chiếc đuôi thằn lằn. Cùng khi ấy, phân tử myoseverine đẩy mạnh sự tổng hợp nhiều protein có ích cho việc làm lành vết sẹo nơi chiếc đuôi bị đứt.

Chuyên mục: Tin khác