1. Tại sao lại có hố sâu đáy biển?
Khi chúng ta quan sát địa hình đáy biển của các đại dương trên thế giới sẽ thấy mạch núi đáy biển là bạn đồng hành của hố sâu, tựa sát gần nhau, tạo ra địa hình đáy biển cách biệt rất lớn. Tại sao như vậy?
Để giải thích rõ nguyên nhân tạo ra hố sâu, chúng ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ: Một miếng gỗ cứng ép vào một miếng da, trước tiên là miếng da biến dạng vồng lên, khi tiếp tục đẩy miếng gỗ, miếng da vênh lên, miếng gỗ sẽ thúc sâu vào phần dưới miếng da.
Sự hình thành hổ sâu đáy biển cũng gần tương tự như thí nghiệm trên, sau khi một vỏ đất khá mềm và một vỏ đất khá cứng chạm nhau, nếu cứ tiếp tục ép vỏ đất mềm sẽ vồng lên, vỏ đất cứng chui vào phía dưới vỏ đất mềm. Kết quả là vỏ đất mềm vồng lên thành sống núi trung ương cao to; khi vỏ đất cứng chui vào, dải tiếp xúc của vỏ cứng và vỏ mềm sẽ hình thành hố rất sâu. Do một bên vỏ đất cứng rất rắn chắc, khó biến dạng nên tạo ra địa hình bao la của đồng bằng đáy biển và lòng chảo đáy biển.
Hình dạng của hố sâu thường là hình cung hoặc đường thẳng, dài nhất tới 4.500km, thường rộng 40-120km, độ sâu nước biển từ 6.000-11.000m. Hố sâu đáy biển sâu và dốc, gần sát sống núi trung ương thì hầu như thẳng đứng, dốc phía lòng chảo tương đối thỏai.
Hố và quần đảo cùng tồn tại sát cạnh nhau hình thành một hệ thống hố quần đảo thống nhất, phần lớn hố nằm phía bên biển của quần đảo. Hố thường có ở vùng ven đại dương, chủ yếu hình thành quần đảo vòng Thái Bình Dương. Phía Tây Thái Bình Dương, hố và quần đảo sắp xếp song song với nhau; còn phía Đông thì cùng tồn tại hố và quần thể núi lửa. Ven bờ Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương cũng có hố sâu đáy biển nhưng ít.
Hố sâu đáy biển và quần thể núi lửa cùng tồn tại bên nhau, khi vỏ đất hoạt động, đây luôn là nơi dễ bị động đất mạnh.
2. Ở hai cực có động vật gì?
Động vật sống ở hai cực là động vật nước lạnh. Chúng sinh trưởng và tồn tại ở vùng có nhiệt độ dưới 5°C, nhiệt độ nước cao không quá 10°C. Động vật vùng Bắc Cực và Nam Cực tuy thuộc loại động vật nước lạnh, nhưng do, khác biệt của lịch sử phát triển động vật nên chủng loại cũng rất khác nhau.
Động vật vùng Bắc Cực là loại động vật vùng biển Bắc Băng Dương. Do địa thế cao và rét, quanh năm bằng phủ mênh mông, phạm vi của băng nổi rộng, nên Bắc Băng Dương là vùng biển ít động vật nhất trên Trái Đất. Do chủng loại thực vật trôi nổi trên biển ít, số lượng lại không nhiều, không đủ “thức ăn cho động vật sinh tồn. Các loại động vật bơi phần lớn sống ở vùng nước ấm ven bờ đất liền, chúng to hơn loại động vật ở vùng khác. Loại cá chủ yếu ở Bắc Cực là cá hồi, cá tuyết. Người ta rất chú ý loại động vật có vú ở biển, trong đó có nhiều loại có giá trị thương mại như hải cẩu, voi biển, cá voi, cá heo mỏ, gấu Bắc Cực, cáo Bắc Cực,...
Vùng biển xung quanh đất liền Nam Cực là “Nam Băng Dương”. Nam Băng Dương giá rét, có ít chủng loại sinh vật, động vật có xương sống thân mình to và phát dục chậm. Vùng nước của Nam Băng Dương rộng mênh mông, thích nghi cho sự sinh trưởng của cá voi. Tôm là nguồn thức ăn chính của cá voi. Tôm là nguồn thủy sản trên thế giới có trữ lượng dồi dào chưa khai thác hết, trữ lượng lớn nhất tới 1 tỷ tấn, có người dự đoán tới 5 tỷ tấn, sản lượng đánh bắt hằng năm từ 100-150 triệu tấn. Chủng loại cá voi nhiều, số lượng lại lớn, là nguồn tài nguyên chủ yếu của biển. Thế kỷ trước, tổng số cá voi khoảng 1 triệu con, sau năm 1904 khi người ta bắt đầu săn cá voi thì số lượng này giảm đi rõ rệt, đến những năm 30 của thế kỷ này chỉ còn 34 vạn con. Ngoài ra, hải cẩu, chim cánh cụt, tôm hùm, cua lớn là nguồn tài nguyên hấp dẫn con người.
Chim cánh cụt là loài chim sinh sống trên đất liền Nam Cực, cánh rất nhỏ tựa như vậy cá, không bay được, đi lại khó khăn nhưng lại bơi rất giỏi. Toàn thân đều là mỡ nên không sợ giá rét. Lưng và cánh màu đen, phần bụng lại có màu trắng. Chim cánh cụt lớn nhất nặng đến 120kg, nặng ngang với một con lợn. Chúng không trông thấy hoặc ít trông thấy người nên cũng không biết sợ người. Tính tình ôn hòa làm cho người ta rất thích chúng.
3. Tại sao các địa điểm bạn cần tìm trên bản đồ thường hay nằm ở phần rìa bản đồ?
Nếu bạn hay tra bản đồ tìm đường, hẳn bạn sẽ bực bội khi thấy những địa điểm mà bạn cần tìm lại thường nằm ở rìa bản đồ, những vị trí hết sức bất tiện. Sao lạ thế nhỉ? Điều này được giải thích bằng một vài phép tính hình học đơn giản trong trường học. Thử hình dung một tấm bản đồ vuông với “phần khó nhìn” là khu vực giống như một dải bằng bao quanh chu vi của tấm bản đồ. Đáng ngạc nhiên là cho dù bề rộng của dải băng chỉ bằng khoảng một phần mười bề rộng tấm bản đồ, diện tích của nó lại chiếm đến 36% diện tích tấm bản đồ. Vì vậy, mỗi khi bạn tìm kiếm một địa điểm nào trên bản đồ thì có tới hơn một phần ba khả năng địa điểm đó xuất hiện trên phần rìa quanh bản đồ. Điều khiến chúng ta bị đánh lừa chính là mặc dù phần rìa đó trông khá hẹp nhưng độ dài của nó lại lớn nhất trong bản đồ, vì vậy nó chiếm một diện tích lớn đáng ngạc nhiên trên toàn bản đồ
4. Tại sao khi lái xe ta lại hay bị kẹt xe?
Nhiều nhà khoa học cho rằng có thể hiện tượng này là do mọi người quên mất thời điểm nào thì họ lái xe sẽ bị kẹt xe. Đó cũng là một lời giải thích khá hợp lý. Nhưng còn có những nguyên nhân khác nữa. Trên thực tế, khi nhìn thấy một trở ngại phía trước mặt, chúng ta sẽ có xu hướng nhìn qua các đường khác tìm thử xem có chiếc xe nào chạy đến có vẻ như gây phiền phức cho ta không. Rõ ràng là các chiếc xe ở quá gần hoặc quá xa các trở ngại so với chúng ta thì có thể không phải là tác nhân làm phiền. Cho nên, một điều hợp lý là chúng ta cảm thấy bực bội nhiều nhất với những chiếc xe cùng ở quanh chúng ta với một khoảng cách nhất định.
Giả sử rằng các chiếc xe chạy trên một đường thẳng có khuynh hướng chạy với cùng vận tốc, vậy thì một điều chắc chắn là bạn sẽ đến khu vực bị trở ngại cùng lúc với những chiếc xe đến từ các con đường khác. Vậy tại sao chúng ta lại quá ngạc nhiên? Có thể là do khi ngồi trong xe của mình, chúng ta chỉ nhìn theo những chiếc xe có vận tốc gần với vận tốc xe của mình và có khuynh hướng không nhận thấy chúng ta cũng chạy với một vận tốc tương tự nhau.