1. Tốc độ âm thanh
Mỗi khi có một âm thanh phát ra có nghĩa là có một cái gì đó bị rung (dao động). Rung có nghĩa là chuyển động qua lại thật nhanh. Nhưng khi một vật dao động, chưa chắc ta nghe được âm thanh đó. Âm thanh cần một cái gì đó truyền nó từ nguồn âm đến tai ta, lúc đó ta mới nghe thấy. Thứ có thể truyền âm thanh đi chính là “môi trường âm”. Môi trường âm có thể là bất cứ thứ gì - chất khí (không khí), chất lỏng (nước), chất rắn (đất chẳng hạn). Người da đỏ thường áp tai xuống đất để nghe tiếng động từ xa.
Không có môi trường thì sẽ không có âm thanh. Nếu a com tạo ra được một khoảng chân không (không có không khí...), âm thanh không thể truyền đi được. Lý do là vì âm thanh được truyền đi dưới dạng sóng gọi là âm ba.
Vật dao động khiến cho các phân tử của những vật (chất) khít bên trong dao động theo. Mỗi hạt truyền chuyển động cho hạt bên cạnh, kết quả là sóng âm (âm ba). Vì môi trường trong đó âm được truyền đi có thể từ gỗ qua không khí đến nước nên hiển nhiên là sóng âm cũng được truyền đi theo những tốc độ khác nhau. Vậy khi được hỏi âm truyền đi theo tốc độ nào thì trước khi ta trả lời, ta phải hỏi lại: “Âm được truyền đi trong môi trường nào?”. Biết được môi trường truyền âm thì mới nói được tốc độ âm.
Tốc độ truyền âm trong không khí là khoảng 335m/s với điều kiện không khí ở nhiệt độ 0°C. Trong sắt, thép tốc độ âm đạt tới khoảng 2.200m/s. Có lẽ bạn lầm tưởng rằng âm mạnh (lớn) truyền nhanh hơn âm yếu. Không phải như vậy! Tốc độ truyền âm không phụ thuộc vào cường độ âm lượng mà phụ thuộc vào môi trường truyền âm. Bạn cứ lấy hai hòn đá chọi vào nhau khi bạn đứng trên mặt nước, rồi lặn xuống, chọi hai hòn đá vào nhau, bạn nghe tiếng chọi nào rõ hơn? Tiếng chọi dưới nước, phải không?
2. Mạch núi đáy biển nằm ở đâu?
Phần đáy của đại dương cũng giống như trên lục địa, cao thấp nhấp nhô, ở chỗ sâu của đại dương là bình nguyên và lòng chảo rộng mênh mông, phần đáy có mạch núi cao tới vài nghìn mét, có hố sâu tới vận mét. Đáy biển tương đối phức tạp.
Mạch núi dưới đáy biển phần nhiều nằm ở phần giữa đại dương, dài tới mấy nghìn ki-lô-mét, gọi là dãy núi trung ương hoặc mạch núi trung ương. Mạch núi trung ương này trở thành sống lưng của đại dương. Sống lưng của năm đại dương trên thế giới nối liền với nhau, tổng chiều dài tới 80.000km, là hệ núi dài nhất, lớn nhất trên Trái Đất.
Sống lưng của Đại Tây Dương ở đúng ngay giữa và thành hình chữ “S” gọi là sống trung (trung tích) của Đại Tây Dương. Sống trung của Ấn Độ Dương cũng nằm ở phần giữa, chia thành ba nhánh, nhánh chính là dãy núi đáy biển phần giữa Ấn Độ Dương. Vị trí dãy núi đáy biển của Thái Bình Dương nằm lệch về phía Đông. Đầu Nam sống lưng của ba đại dương nối liền với nhau, đầu Bắc lần vào đại lục hoặc các đảo. Đầu Bắc sống núi trung ương của Đại Tây Dương lần vào Bắc Băng Dương và nối liền sống lưng của arrow Dan SV Bắc Băng Dương.
Sống lưng của đại dương rộng từ vài trăm đến vài nghìn ki-lô-mét, chiếm tới 1/3 diện tích mặt biển của thế giới, tương đương với tổng diện tích của lục địa. Chiều cao tương đối của sống trung đại dương cao hơn đáy biển hai bên từ 2.000-3.000m, phần đỉnh sống trung cao 2.500- 2.700m. Đỉnh ngọn sống và khe xếp xen kẽ nhau thành dãy núi trung tâm biển nối ngọn.
3. Những ngọn núi trong lòng chảo đại dương hình thành như thế nào?
Phần lớn là do nham thạch của núi lửa phun ra tích tụ lại mà thành, hình dạng như hình chóp. Thời gian núi lửa phun ra càng dài, số lần phun càng nhiều thì ngọn núi càng cao, có ngọn cao hơn 1.000m. Do sự lắng đọng của bùn cát nước sông chảy ra biển mà tạo ra đồng bằng của biển sâu. Mặt đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ dốc rất nhỏ, chủ yếu nằm về một bên của lòng chảo biển ven đại lục.
Các gò đồi của biển sâu chủ yếu nằm về một bên mạch núi sống trung của đồng bằng đáy biển, nó được tạo ra bởi sự lắng đọng của bùn cát lâu ngày do dòng nước sông đục khó chảy qua được mạch núi sống trung. Các gò đồi này cao hơn lòng chảo biển không đến vài chục mét.
Tạo ra rạch biển trong lòng chảo là do sự phân cắt gò và cao nguyên. Thường thì rạch khá rộng, độ dốc hai bờ tương đối thoại, phần lớn là dạng trũng dài.
Ngoài ra, lòng chảo còn nằm ngang trên ngọn núi có đỉnh bằng và cao nguyên đáy biển... Lòng chảo đại dương là nơi tập trung nhiều quặng mangan.
4. Tại sao núi cao lại đội “mũ trắng”?
Trên địa cầu của chúng ta, càng đi lên cao, càng lạnh, nhiệt độ không khí càng thấp. Trên lục địa có đỉnh núi cao chót vót, nhiệt độ trên đỉnh núi cao đều lạnh dưới -10°C, -20°C. Do nhiệt độ không khí trên đỉnh núi thấp, chỉ có tuyết rơi, chứ không có mưa tuyết phủ chồng trên đỉnh núi hết năm này sang năm khác, càng phủ càng dày, lớp tuyết dày lưu cữu lâu ngày biến thành khối băng màu trắng rất dày, nhìn từ xa giống như đội cho đỉnh núi một cái mũ trắng, đó là sông băng trên núi cao.
5. Tại sao băng tuyết tích tụ trên núi cao gọi là “sông băng”?
Băng tuyết trên đỉnh núi cao tích tụ thành lớp dày, trọng lượng rất lớn, sẽ đi xuống lần theo triền núi hoặc theo thung lũng giống như những con sông lớn đang chảy; những khối băng rắn ấy di động rất chậm, người ta gọi nó là “sông băng” (băng hà).
Sông bằng không những có thể di động mà còn có thể thay đổi thể tích. Có khi lớn thêm mộtít, có khi lại nhỏ đi một ít. Tại sao lại thay đổi? Khi sông băng di động đi xuống, nhiệt độ không khí sẽ từ từ tăng lên, khi sông băng di chuyển đến nhiệt độ không khí gần bằng 0°C thì bắt đầu tan ra.
Sông băng càng đi xuống càng tan chảy nhiều. Nhưng mua bộ phần dưới thì bị tiêu hao. Có năm băng tuyết bổ nhiều tiêu hao ít, thể tích sông băng tăng lên rất lớn; có năm ngược lại, băng tuyết bổ sung ít những tiêu hao lại lớn thì thể tích sống bằng nhỏ lại.
Nước băng tuyết tan ra ở phần dưới sông băng có tác dụng rất lớn. Nước này chảy xuôi theo các thung lũng, lượng nước càng chảy càng nhiều, có nơi biến thành sông lớn. Ở khu vực khô cằn, nước băng tuyết tan chảy ra khỏi núi được dùng để phát triển nông nghiệp, trồng cây ăn quả, hình thành ra những lõm xanh trong sa mạc.