Top Những Câu Hỏi Tại Sao Của Trẻ Nhỏ Mà Chưa Chắc Nhiều Người Trả Lời Được | App chấm công XWorkBee

Top Những Câu Hỏi Tại Sao Của Trẻ Nhỏ Mà Chưa Chắc Nhiều Người Trả Lời Được

Mục lục

1. Tại sao phụ nữ theo đạo Islam phải che mặt?

Ở các nước theo đạo Islam, còn nhiều phụ nữ che mặt khi ra khỏi nhà vì là tập tục cấm đàn ông nhìn thấy mặt phụ nữ. Ở các nước theo đạo Islam mang nặng tính truyền thống, đàn ông và đàn bà phải sống tách rời nhau. Ở nhà, phụ nữ chỉ không che mặt trước cha mẹ và họ hàng. Đôi khi phụ nữ sống ở những phòng riêng, cấm đàn ông không được vào. Theo truyền thống Islam, có một số luật lệ bảo vệ phụ nữ như: họ có quyền giữ lại tài sản riêng khi ly dị. Ở các nước như Tunisie, các tập tục này dần dần biến mất. Nhưng ở Yemen chẳng hạn, tập tục ấy vẫn còn.

mtpm_66Cau-hoi-tai-sao-cua-be.jpg

2. Tại sao dân Scotland mặc vải có ô vuông?

Ở Scotland, mỗi gia tộc có loại vải ô vuông riêng. Đây là vải len có sọc nhiều màu, lớn nhỏ không đều, chéo nhau đặc trưng của vải Scotland. Y phục truyền thống của dân Scotland gồm có một chiếc kilt có nếp gấp dài đến đầu gối, một tấm len, kẻ sọc, dùng làm áo choàng. Người Scotland còn đội mũ nồi, mang giày da thô, và phía trước váy là một cái bao da đựng tiền. Năm 1707, các triều đại Scotland và Anh thống nhất. Nhưng sau cuộc nổi dậy để giành lại thống nhất của người Scotland năm 1746, việc cấm mặc váy kéo dài đến 40 năm. Khi được Nữ hoàng Victoria biểu dương, chiếc váy lại trở nên phổ biến.

3. Tại sao người Sikh quấn khăn?

Khăn đội đầu là một đoạn vải hay tơ dài quấn quanh đầu. Ở Ấn Độ, đàn ông thuộc sắc dân Sikh không được đi ra đường mà thiếu khăn đầu. Khăn đầu che nắng nóng theo truyền thống tôn giáo và xã hội Ấn Độ. Kích cỡ, hình dáng và màu sắc nói lên giai cấp và nghề nghiệp người mang nó. Khăn có đính ngọc cho biết họ thuộc giới thượng lưu. Người Sikh phải hứa tuân theo năm điều “k”. Đàn ông đội khăn phải để tóc dài (kes), không bao giờ được cắt và không được cạo râu. Phải mặc quần dài (kach), mang dây chuyền bằng sắt (kara), một cây kiếm (kirpan) và một cái lược (kangha) để cài giữ mái tóc dài. Hiện nay, cộng đồng người Sikh có trên 10 triệu dân.

4. Tại sao người ta che đầu?

Nón dùng để che nắng che mưa và để tránh tai nạn. Nhưng đôi khi người ta xem nón như y phục vì muốn làm dáng. Một cú chạm mạnh vào đầu có thể nguy hiểm. Việc đội nón là bắt buộc đối với thợ mỏ hoặc thợ xây dựng cũng như đối với người lái xe mô tô. Để chống lạnh và nắng, có nhiều kiểu nón như nón sapka của Nga hoặc nón lá rộng vành của Mexico. Ngoài vai trò hữu ích trong những thế kỷ qua, nón đối với phụ nữ là một yếu tố trang điểm. Đối với đàn ông, nón còn nói lên chức vị, tước vị, một tầng lớp xã hội, một nghề nghiệp: Mũ cao của giới tư sản thế kỷ XIX hoặc nón lông chim của tộc trưởng da đỏ. Việc dùng nón đang có khuynh hướng giảm dần nhưng mái tóc của quan tòa hoặc mũ đầu bếp sẽ vẫn còn tồn tại.

5. Tại sao người ta xâm (xăm) mình?

Xâm là tạo hình vẽ lên da. Khi xâm, người ta đâm kim lên da, đầu mũi kim có chất màu thấm vào da không có gì có thể làm phai. T ở Đông Nam Á và các đảo Thái Bình Dương, xâm mình là một nghệ thuật có từ lâu đời (Tahiti gọi là Tatoo). Nhưng châu Âu người ta không biết tục xâm mình. Chỉ vào thế kỷ XVIII, khi các thủy thủ thực hiện các chuyến thám hiểm thì người châu Âu mới gặp những người xâm mình.

Từ đó, nhiều lính thủy và lính bộ châu Âu xâm lên cánh tay hoặc thân mình. Một số đã hối hận vì phải mang dấu vết này suốt đời. Ở châu Á hay châu Phi, xâm thường được xem là liều thuốc chống lại bệnh tật, chống lại tử thần và sự xấu số. Ở Myanmar từng có người xâm toàn unog thể thân mình. Vài dân tộc khác nghĩ rằng vết xâm làm cho phụ nữ đẹp thêm.

6. Tại sao có quá nhiều kiểu tóc?

Mỗi người tự chọn cho mình kiểu tóc theo thời trang và hợp với tóc của mình. Thật vậy, ta có thể có tóc quăn tít, cứng và mịn, hoặc dày và có lọn.

Vì muốn hợp thời trang hoặc tạo vẻ độc đáo, chọn kiểu tóc cũng quan trọng không kém cách ăn mặc. Kiểu tóc thay đổi theo kiểu y phục. Cho nên, vào thế kỷ XVII và XIX, các nhà quý tộc và tư sản đội bộ tóc giả. Nhưng kiểu tóc cũng nói lên cách suy nghĩ và lối sống. Chẳng hạn vào đầu thế kỷ XVII, ở Anh cũng như ở Pháp, người ta để tóc vừa dài đến vai. Những người theo chủ nghĩa Thanh giáo rất nghiêm khắc, họ cho rằng như vậy là không tốt nên họ để tóc rất ngắn. Người ta gọi họ là những kẻ đầu tròn. Ngày nay kiểu tóc là vấn đề sở thích cá nhân.

7. Tại sao con người tạo ra âm nhạc?

Nhạc là một trong các phương tiện mà con người có thể biểu lộ cảm xúc và ý tưởng. Ngay cả khi không có một bài ca, một lời hát, nhạc vẫn có thể biểu lộ mạnh mẽ niềm vui, lòng cuồng nhiệt hoặc sầu não. Nhạc là một tập hợp các âm thanh. Ta phân biệt âm tiết, hòa điệu và giai điệu. Nhạc có thể sử dụng một trong ba thành phần ấy hoặc có thể kết hợp chúng với nhau theo nhiều cách. Nhạc có thể là một bài hát ru mộc mạc, có thể là vở nhạc kịch thật phức tạp với nhiều ca sĩ và nhạc cụ. Có thể làm ra nhạc bằng giọng nói, bằng cái bóng ngón tay, bằng giậm chân xuống đất hay bằng những nhạc cụ. Nhạc cụ có thể là cái bắt chước âm thanh của nhiều loại nhạc cụ. Nhạc cụ có thể là cái tam giác gõ, cái trống đơn sơ đến cây đàn tổng hợp có thể bắt chước âm thanh của nhiều nhạc cụ.

8. Tại sao Haydn soạn bản Symphonie Des Adieux (Bản Giao Hưởng Tạ Từ)?

Franz Joseph Haydn (1732-1809) phục vụ hoàng tử Hungary Esterházy một thời gian dài. Ông chăm lo phần âm nhạc cho vương triều. Ông viết bản "Bản giao hưởng tạ từ” để dịu dàng báo cho hoàng tử biết các nhạc công của ban nhạc cần được nghỉ ngơi. Khi khúc tấu sắp kết thúc, các nhạc sĩ lần lượt đặt nhạc cụ xuống nhanh nhẹn ra khỏi sân khấu, cuối cùng chỉ còn lại hai tay vĩ cầm mà thôi.

Haydn được xem là “cha đẻ của tấu khúc”. Thật ra ông không phải là người tạo ra mà chỉ cải thiện thể loại nhạc này. Ông đặt ra 4 đoạn và là người đầu tiên chia nhạc cụ của dàn nhạc ra làm ba nhóm lớn: đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Ảnh hưởng của ông lên các nhạc sĩ thế kỷ XVIII và XIX rất lớn. Mozart là bạn thân của ông và Beethoven là môn đệ của ông. Haydn viết rất nhiều tác phẩm. Ngoài 108 tấu khúc, ông còn soạn những vở nhạc kịch, nhạc lễ, thánh ca, Concerto, Sonate cho đàn dương cầm và tứ tấu đàn dây.

9. Tại sao vũ công mang hài?

Các vũ công nữ mang hài bằng lụa có mũi lớn và cứng để giữ thăng bằng khi nhón lên, nghĩa là khi mua bằng đầu ngón chân. Múa nhón đòi hỏi nhiều công phu luyện tập. Thường các vũ công nữ trẻ ít nhất phải có hai năm kinh nghiệm trước khi tập đến những bước khó này. Họ bắt đầu luyện tập bằng cách tì vào một thanh ngang. Sau đó mới tập luyện không tì ở giữa sàn tập Khởi đầu chỉ có vũ công nam múa trong các vở ba lê. Chỉ đến năm 1861 thì vũ công nữ mới bắt đầu xuất hiện trên sân khấu. Vua Louis XIV quan tâm nhiều đến múa ba lê. Để nâng múa lên hàng nghệ thuật lớn, ông lập ra Viện Hàn lâm múa Hoàng gia làm nơi tập luyện cho các vũ công nữ cũng như vũ công nam.

Chuyên mục: Tin khác