1. Tại sao không thể diệt được chuột?
Hiện nay, trên thế giới có một số động vật quý hiếm, dù được nhiều người quan tâm ra sức bảo vệ, nhưng chúng vẫn đang trên đà tuyệt chủng. Trong khi đó, chuột - loài động vật bị nhiều người ghét bỏ nhất, đang tìm trăm phương ngàn kế để tiêu diệt, vẫn “nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật” và không ngừng sinh sôi phát triển. Đó là chưa kể đến ngoài con người ra, loài chuột còn có rất nhiều kẻ thù khác đang ngày đêm “săn lùng” chúng như: mèo, rắn, chồn, sóc, cú mèo,... Là kẻ thù nguy hiểm nhất của loài chuột, con người đã sử dụng đủ loại bẫy, nhất là chất độc với hy vọng sẽ diệt được chúng với số lượng hàng loạt. Thế nhưng khả năng sát thương của các loại chất độc này ngày càng mất hiệu nghiệm, vì lũ chuột đã không ngừng nâng cao khả năng đề kháng đối với các loại thuốc này. Hơn thế, chúng còn truyền lại khả năng này cho con cháu qua đường di truyền. Có một điều khiến các nhà khoa học kinh ngạc chính là khả năng phòng chống bức xạ của chuột. Ví dụ như: sau Thế chiến thứ II, trên một hòn đảo thuộc Tây Thái Bình Dương, người Mỹ đã tiến hành thực hiện một vụ nổ hạt nhân. Vài năm sau, các nhà sinh vật học phát hiện thấy trong các loài thực vật, các loài cá sống trong rằng đá ngầm và đất đai thuộc đảo này đều đã bị nhiễm phóng xạ, thế nhưng, lũ chuột trên đảo này không những chẳng hề hấn, ngược lại, chúng càng phổng phao, béo tốt và sinh sôi nảy nở nhiều hơn trước. Thì ra ngoài hệ thống hang động có khả năng phòng chống phóng xạ hữu hiệu ra, chúng còn có thể chống lại sự nhiễm phóng xạ hạt 20b nhân về mặt sinh lý nữa.
Với yếu tố sinh lý đặc biệt kể trên của loài chuột, quả thật, để tiêu diệt được lũ chuột vẫn còn là một vấn đề mà hẳn không biết đến bao giờ các nhà khoa học mới có thể giải quyết được.
2. Tại sao tiền tệ dựa theo vàng?
Tiền tệ không phải là đồng kim loại hay đồng bạc giấy được in ra. Đó chỉ là biểu tượng của tiền tệ, nhưng chúng thay thế cho một cái gì thật. Tiền tệ dựa trên một số lượng lớn trữ kim quý nằm trong tay nhà nước, do nhà nước ấn hành tiền tệ. Tiêu chuẩn dùng để đo lường giá trị tiền tệ được sử dụng rộng rãi khắp thế giới văn minh là vàng và bạc. Chúng là thứ quý hiếm đủ để đảm bảo giá trị của tiền tệ, tuy nhiên phải đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nói khác đi, tiền giấy và tiền kim loại do nhà nước ban hành làm “tiền tệ” được chấp nhận có một giá trị chắc chắn bởi vì có sự tiếp tế vàng và bạc để yểm trợ cho tiền tệ ấy. Năm 1821, Anh quốc chỉ dùng một kim loại độc nhất làm căn bản cho hệ thống tiền tệ và vàng đã được chọn như là thứ tiền tệ chính thức. Vào năm 1914, vàng là thước đo giá trị của tất cả tiền tệ trên thế giới. Có tiêu chuẩn giá trị rồi, từ đó các nước giao thương dễ dàng với nhau. Đồng Đôla của Mỹ, đồng Franc của Pháp, đồng Mark của Đức đều có tiêu chuẩn giá trị là vàng. Vào năm 1933, hầu hết các nước không còn dùng vàng làm tiêu chuẩn nữa. Nhưng nhiều loại tiền tệ, trong đó có Mỹ vẫn còn dưa trên giá vàng, và vàng vẫn còn rất quan trọng trên thương trường quốc tế. Nhà nước mua bán các thỏi vàng gọi là nén. Một phần vàng được sử dụng để trả nợ quốc tế, một phần để dự trữ. Phần dự trữ gọi là “trữ kim”.
3. Tại sao châu Mỹ không mang tên ông Columbus?
Columbus đã khởi hành tìm một con đường từ hướng Tây đến châu Á. Ông nghĩ rằng ông sẽ làm được như thế. Nhưng thật ra, ông chỉ khám phá San Salvador, Cuba và Hispaniola. Điều này không làm mất đi phần nào sự quan trọng trong việc khám phá và lòng gan dạ của ông, nhưng đã tạo ra một vài vấn đề. Vì ông không tìm thấy sự phồn vinh của Ấn Độ, lòng nghi kị đã trỗi dậy sau chuyến viễn du của ông. Chính quyền Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha bắt đầu thắc mắc là Columbus đã tìm ra miền đất nào? Cũng có những nghi vấn là đất này thuộc Tây Ban Nha hay thuộc Bồ Đào Nha? Người ta cử ông Amerigo Vespucci đi kiểm tra. Trong phúc thư, ông Vespucci tường trình hai chuyến đi dọc theo bờ biển mà ngày nay gọi là Nam Mỹ. Trong lời mô tả về vùng đất, ông nói: “Cái mà chúng tôi đã quan sát có thể là một đại lục” Nói khác đi, Amerigo Vespucci biết vùng đất này không phải là một phần của châu Á mà là một tân đại lục. Năm 1507, một nhà địa lý tên là Martin Waldseemuller cho ra một bản đồ chỉ rõ tân đại lục này. Kèm theo bản đồ có cuốn sách nhỏ trong đó ông ta đề nghị đặt tên theo người khám phá, Amerigo, đó là tên America. Công chúng tức thì chấp nhận tên ấy đến nỗi tên ấy cũng được dùng cho cả Bắc Mỹ. Waldseemuller, chúng ta nên nhớ lại, đề nghị tên America cho Amerigo Vespucci chỉ vì ông ta nghĩ rằng Vespucci đã chứng minh được là có một tân đại lục.
4. Tại sao tuyết lại có màu trắng?
Tuyết thật ra là nước đóng băng và như chúng ta biết thì bằng không có màu. Vậy tại sao tuyết lại trắng? Lý do là mỗi bông tuyết được tạo thành bởi một số lớn tinh thể nước đá. Những tinh thể này có nhiều mặt, và sự phản quang của tất cả các mặt làm tuyết trông như trắng. Tuyết hình thành khi hơi nước trong bầu khí quyển đóng băng. Khi hơi nước đóng băng, những tinh thể nước đá trong vắt được hình thành. Luồng không khí làm cho các tinh thể này bay lên bay xuống trong bầu khí quyển. Khi các tinh thể chuyển dịch như thế, chúng bắt đầu bám quanh các hạt li ti nằm trong đám mây. Khi nhóm tinh thể đã đủ lớn chúng từ từ rơi xuống mặt đất, ta gọi đó là những bông tuyết. Những tinh thể làm thành một bông tuyết luôn luôn tự sắp xếp theo một cách đặc biệt. Hoặc là chúng xếp thành những ngôi sao lục giác hoặc là “những đĩa mỏng có hình lục giác”, mỗi cạnh đều giống nhau. Mặc dù các cạnh của bông tuyết giống nhau, nhưng hai bông tuyết lại không giống hệt nhau. Ta thường nghĩ rằng tuyết màu trắng, nhưng đã có trường hợp không phải như vậy. Charles Darwin đã kể câu chuyện nổi tiếng như sau: Trong một cuộc thám hiểm, ông nhận ra có những con la càng ngày càng nhuộm đỏ khi chúng đi qua tuyết. Tuyết có màu đỏ là do có một loài cỏ nhỏ xíu gọi là tảo algae, có sẵn trong bầu khí quyển khi tuyết rơi.